Người dân tiếp tục dựng lều, 'vây' nhà máy thép gây ô nhiễm

Người dân phường Điện Nam Đông (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) dựng lều, đồng thời bày tỏ ý kiến chính quyền sớm di dời Công ty TNHH Thép Việt – Pháp (Công ty Việt Pháp) ra khỏi địa bàn.
 

Chiều 25/7, chính quyền thị xã Điện Bàn tổ chức cuộc họp với gần 50 người dân khối 7A, phường Điện Nam Đông tại nhà văn hóa khối phố này nhằm thông tin việc di dời Công ty Việt Pháp.

Tại cuộc họp, ông Trần Úc, Chủ tịch thị xã Điện Bàn thông tin, ngày 25/7, ông Huỳnh Khánh Toàn – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam có kết luận việc di dời Công ty Việt Pháp.

Theo đó, sau khi xem xét tình hình thực tế tại địa phương, nguyện vọng của người dân, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định di dời Công ty Việt Pháp ra khỏi cụm Công nghiệp Thương Tín 1. Tuy nhiên, việc di dời phải có thời gian, lộ trình trước ngày 31/12/2019.

nguoi dan tiep tuc dung leu vay nha may thep gay o nhiem
Người dân tham dự cuộc họp với chính quyền thị xã Điện Bàn về việc Công ty Việt Pháp gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Quang Nam

Vì vậy, thị xã Điện Bàn họp thông tin với người dân về ý kiến kết luận, qua đó mong người dân chia sẻ với khó khăn của Công ty Việt Pháp, đồng thuận với chủ trương của UBND tỉnh Quảng Nam.

Thế nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, rất nhiều người dân khối phố 7A có mặt trong cuộc họp đã không đồng tình với thông báo trên, đồng thời nêu lên nhiều ý kiến bức xúc.

Ông Hát, một người dân khối phố 7A phát biểu, Công ty Việt Pháp đã gây ô nhiễm nhiều năm qua, người dân đã có đơn kiến nghị, bày tỏ nguyện vọng nhà máy phải di dời để đảm bảo cuộc sống.

nguoi dan tiep tuc dung leu vay nha may thep gay o nhiem
Ông Hát phát biểu trong cuộc họp với chính quyền thị xã Điện Bàn. Ảnh: Quang Nam

“Công ty Việt Pháp hoạt động gây tiếng ồn, bụi bặm từ ống thải đã khiến cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng suốt từ 2012 đến nay. Nay UBND tỉnh kết luận cho nhà máy di dời đi, người dân chúng tôi hoàn toàn đồng ý.

Tuy nhiên, tại sao lại không di dời ngay mà phải 2 năm nữa? Từ giờ đến 2 năm đó, dân chúng tôi lại phải sống cực khổ vì ô nhiễm hay sao”, ông Hát nói.

Một người dân khác cũng bức xúc nói: “Giờ UBND tỉnh kết luận yêu cầu dân chúng tôi san sẻ khó khăn với nhà máy, đến 31/12/2019 di dời. Tuy nhiên đến khi đó có dám chắc là sẽ di dời thật không? Còn bây giờ, cuộc sống cứ bị ô nhiễm bủa vây”.

nguoi dan tiep tuc dung leu vay nha may thep gay o nhiem
Người dân cho rằng đợi đến năm 2019 di dời Công ty Việt Pháp là quá lâu. Ảnh: Quang Nam

Rất nhiều người dân trong cuộc họp đều yêu cầu cần sự quyết liệt mạnh mẽ, đảm bảo nhà máy di dời đúng thông báo kết luận của UBND tỉnh. Trong thời gian này, nhà máy cần hoạt động không gây ô nhiễm.

Sau hơn 3 tiếng đồng hồ diễn ra cuộc họp, chính quyền thị xã Điện Bàn ghi nhận hết ý kiến của người dân, đồng thời cho biết sẽ có văn bản gửi thông báo với UBND tỉnh có chỉ đạo trong thời gian tới.

Ghi nhận của chúng tôi, từ sáng 25/7, trước cổng Công ty Việt Pháp người dân đã dựng lều để phản đối việc nhà máy này gây ô nhiễm, yêu cầu không được xả khói thải, phát ra tiếng ồn để đảm bảo cuộc sống.

nguoi dan tiep tuc dung leu vay nha may thep gay o nhiem
Người dân dựng lều phản đối việc Công ty Việt Pháp gây ô nhiễm môi trường từ sáng 25/7. Ảnh: Quang Nam

Đây không phải là lần đầu tiên Công ty Việt Pháp bị người dân bức xúc liên quan đến vấn đề môi trường. Vào giữa năm 2014, hơn 100 người dân đã dựng lều, bạt để ở chặn xe yêu cầu kiểm tra dấu hiệu gây ô nhiễm.

Đoàn liên ngành tỉnh Quảng Nam sau đó lấy mẫu giám định, xác định khí thải nằm trong quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, khi chính quyền địa phương và người dân kiểm tra xung quanh nhà máy này thì phát hiện có dấu hiệu ô nhiễm như nước thải đèn ngòm, khí thải đen mù mịt nên chặn xe, yêu cầu tạm dừng hoạt động.

Lúc đó chính quyền tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Điện Bàn (nay là thị xã Điện Bàn) đã tổ chức đối thoại nên tình hình mới được giải tỏa. UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu rút ngắn thời gian thực hiện dự án công ty thép này từ 50 năm xuống còn 18 năm.

Tháng 10/2016, UBND tỉnh Quảng Nam đối thoại với người dân, đồng ý cho Công ty Việt Pháp đầu tư nhà máy thép tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện miền núi Nam Giang. Tuy nhiên, nhiều người dân ở nơi được chuyển đến không đồng tình, trong khi người dân khối phố 7A muốn nhanh chóng di dời nhà máy.

nguoi dan tiep tuc dung leu vay nha may thep gay o nhiem Người dân chặn cổng công ty thép vì nghi gây ô nhiễm môi trường

Cho rằng Công ty thép Việt – Pháp hoạt động gây ô nhiễm môi trường nên người dân ở phường Điện Nam Đông (thị xã ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.