Theo quy định, vỉa hè dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, ở nhiều con phố ở Hà Nội, vỉa hè đang không được "sử dụng đúng mục đích". |
Không gian dành cho người đi bộ ngày càng bị thu hẹp bởi hàng quán, xe cộ dừng đỗ trên vỉa hè. |
Ngay cổng Big C Thăng Long (đường Trần Duy Hưng), hàng nước, xe ôm, đến hàng bánh mỳ đều lấn chiếm vỉa hè khiến người đi bộ phải "ngậm ngùi" chuyển xuống lòng đường - nơi chỉ dành cho xe cộ đi lại. |
Trên phố Đê La Thành, hai nam thanh niên phải "nhường nhau" người trên hè, kẻ dưới lòng đường do không có lối đi. |
Trên phố La Thành, một cô gái "chen lấn" với xe máy dưới lòng đường vì vỉa hè bị chiếm. |
Phố Tôn Đức Thắng, nơi cũng từng là "điểm nóng của chiến dịch dẹp vỉa hè" nhưng hiện người đi bộ vẫn phải... xuống đường. |
Phố cổ cũng trong tình trạng tương tự. |
Sau nhiều tháng ra quân, vỉa hè tiếp tục trở thành nơi để xe, buôn bán như "từ xưa đã vậy". |
Thậm chí, khi bị "đuổi" xuống lòng đường, người đi bộ còn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. |
Một thanh niên suýt vấp ngã vì ván gỗ bày hàng trên vỉa hè khi vô ý. |
Để tránh "bất trắc", một người khác chọn cách đi xuống lòng đường. |
Phố Kim Mã trước cổng ĐH GTVT - nơi có lưu lượng xe và sinh viên rất đông nhưng vỉa hè cũng bị "bít kín". |
Mỗi ngày, vào giờ cao điểm, đường Trường Chinh đều kín xe từ hè đến đường. Người đi bộ ở đây có lẽ khó phân biệt đâu là lòng đường và đâu là vỉa hè. |
Người đi bộ "chia tay vỉa hè, làm bạn với lòng đường". |
Hà Nội: Dưới những viên đá ở vỉa hè tiền tỷ được đào lên để lát lại có gì?
Ghi nhận chiều 30/11 cho thấy, một số đoạn vỉa hè lát đá tự nhiên ở Mỗ Lao, Trần Phú, Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà ... |
Vỉa hè lát đá tự nhiên: 'Đừng vài ba năm lại đào bới, xới hè'
Thời gian gần đây, vỉa hè Hà Nội được lát đá tự nhiên gây khá nhiều phiền toái cho người dân vì tình trạng "đào ... |