Người Mỹ đang ngừng mua điện thoại mới kể từ khi iPhone X ra đời, và đây là lí do tại sao

Không ai yêu cầu công nghệ sinh trắc học Face ID hay màn hình tràn viền có "tai thỏ", nhưng Apple đã quyết định thực hiện điều đó trên mẫu iPhone X, và nâng giá lên một mức không tưởng, 999 USD – cột mốc đánh dấu sự sụt giảm doanh số iPhone trên toàn cầu.

Điện thoại ngày càng đắt đỏ

Americans-stopped-buying-new-phones-when-the-X-landed-guess-why

Người Mỹ đang ngừng mua điện thoại mới kể từ khi iPhone X ra đời. (Ảnh: Phone Arena).

Theo Phone Arena, lí do duy nhất không nằm ngoài mức giá bán điện thoại đã trở nên ngày một đắt đỏ.

Trong năm 2017, iPhone X của Apple đã được chính thức ra mắt và tạo ra một cơn bão nâng giá bán trung bình của điện thoại lên mức nghìn đô.

Đi đầu là Apple và Huawei, Samsung cũng hưởng ứng theo với những sản phẩm điện thoại đầu bảng được trang bị những linh kiện đắt tiền, khiến giá thành bị đội lên rất nhiều lần so với trước kia.

Không ai yêu cầu công nghệ sinh trắc học Face ID hay màn hình tràn viền có "tai thỏ", nhưng Apple đã quyết định thực hiện điều đó trên mẫu iPhone X, và nâng giá lên một mức không tưởng, 999 USD – cột mốc đánh dấu sự sụt giảm doanh số iPhone trên toàn cầu.

Mặc dù vậy, nhưng nó không chỉ dừng lại ở Apple. Nó cũng đánh dấu cuộc đua về công nghệ trên những chiếc smartphone trên phạm vi toàn cầu.

Các nhà sản xuất smartphone bắt đầu theo đuổi công nghệ màn hình tràn viền, màn hình trượt, màn đôi… Tính năng mở khóa bằng cảm biến vân tay dưới màn hình mặc dù hoạt động kém hiệu quả hơn so với vân tay vật lí ở mặt lưng. Tuy nhiên, chúng cũng đã trở thành những tiêu chuẩn đắt đỏ, cần phải có trên các mẫu flagship hiện tại.

Hiếm những chiếc điện thoại cao cấp nào xuất hiện trong thời gian gần đây lại chỉ có camera đơn đi kèm RAM 4 GB. Giới hạn cho những mẫu điện thoại đắt đỏ hiện nay là thanh RAM 12GB, bộ nhớ trong 1TB đi kèm từ 3-4 camera ở mặt lưng.

Màn hình OLED đắt tiền với các nhà cung cấp độc quyền dần trở nên phổ biến, thậm chí màn hình cong cũng trở thành xu hướng, mặc dù ít hãng sản xuất nào tận dụng được tối đa màn hình cong như Samsung.

Có thể nói, những nâng cấp trên khiến trải nghiệm người dùng trên các mẫu smartphone được cải thiện đáng kể, nhưng đi cùng với đó cũng là một mức giá ngày càng đắt đỏ hơn.

Và phản ứng của người tiêu dùng

phone-prices-bloomberg

Giá smartphone leo thang kể từ khi iPhone X xuất hiện. (Nguồn: Bloomberg).

Vậy người dùng phản ứng thế nào với đà leo thang giá của smartphone? Tất nhiên, mọi người ngừng mua điện thoại mới.

Báo cáo từ Strateg Analytics của Mỹ, cho thấy người Mỹ đang giữ điện thoại của họ lâu hơn, trung bình khoảng 33 tháng, tức hơn 2 năm, và đang có xu hướng tăng lên 3 năm, theo các mốc trợ giá của nhà mạng.

Để bù đắp cho sự sụt giảm doanh số, các nhà sản xuất smartphone đã thêm các tính năng vào điện thoại mới và tăng giá, điều đó lại làm giảm nhu cầu hơn nữa.

Nó đã tạo ra một vòng lặp luẩn quẩn cho bài toán tính năng, giá bán và doanh số.

Trên thực tế, các cuộc khảo sát cho thấy chỉ 7% dân chúng Mỹ sẵn sàng bỏ ra hơn 1.000 USD cho chiếc smartphone. Điều này là mối lo ngại cho cả Apple và Samsung bởi các sản phẩm cao cấp của hai hãng này đều đã chạm ngưỡng nghìn USD.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng đã chỉ ra rằng người dùng chỉ có tâm lí trung thành với hai hãng điện thoại trên, trong khi những người sử dụng điện thoại đến từ các thương hiệu khác như LG và Motorola, số người mua có ý định mua lại lần hai thấp hơn 50%.

Thực sự người Mỹ đang tìm kiếm điều gì trên điện thoại? Người trẻ tuổi và phụ nữ thì tập trung vào chất lượng camera, ngoài ra không có gì đặc biệt.

Các tính năng mới được các hãng bổ sung lên chiếc điện thoại làm tăng giá bán của chúng, chỉ nhận được sự quan tâm của 1 trong 3 người Mỹ khi được hỏi.

Do đó, có thể thấy, mức giá quá cao đi kèm với những tính năng không cần thiết là lí do tại sao người dân Mỹ đã ngừng mua điện thoại mới.

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.