Người Phú Quốc di tản trong trận ngập lịch sử: Bí thư huyện nói gì?

Bí thư kiêm Chủ tịch UBND H.Phú Quốc (Kiên Giang) khẳng định trận ngập lịch sử ở Phú Quốc do nhiều nguyên nhân, trong đó có biến đổi khí hậu và Phú Quốc phát triển quá nhanh nhưng hệ thống hạ tầng không đáp ứng kịp.
avatar_1565093758149

Cảnh tượng hoang tàn tại đường vào cảng hành khách quốc tế. Một đoạn mặt đường bị nước cuốn phăng ra biển. (Ảnh: HOÀNG TRUNG)

Nước đến ngực, cuốn phăng hàng quán

Như Thanh Niên đã thông tin, nhiều trận mưa lớn liên tiếp kéo dài từ ngày 2/8 đến ngày 5/8 khiến nhiều khu vực ở Phú Quốc ngập nặng, thậm chí nước còn dâng lên đến ngực người.

Theo ghi nhận, sáng 6/8, dù mưa đã ngớt, nước đã rút khá nhiều nhưng nhiều địa bàn vẫn còn ngập nặng. Cụ thể, đoạn đường CMT8 (KP10, TT.Dương Đông) vẫn ngập sâu một đoạn dài 1km, nhiều xe cộ bị chết máy. Các tiệm sửa xe gần đó dường như quá tải, chủ yếu là sửa xe hư do ngập nước.

Người Phú Quốc di tản trong trận ngập lịch sử: Bí thư huyện nói gì? - Ảnh 2.

Người Phú Quốc di tản trong trận ngập lịch sử: Bí thư huyện nói gì? - Ảnh 3.

Ngoài ra, đường dẫn vào Cảng hành khách quốc tế (KP3, TT.Dương Đông) bị đứt một đoạn dài. Theo người dân, vào khoảng trưa 5/8, lượng nước khủng khiếp từ đầu sân bay cũ tràn qua khiến đất ở đây bị lở và nước đã cuốn phăng mặt đường. Ngoài ra, nước còn cuốn phăng 2 quán hải sản cạnh bờ biển.

“Cũng may là nước tràn làm đứt đoạn đường này tràn ra biển, chứ không là dân ở KP6, KP9 còn gặp phải cảnh tượng kinh khủng hơn rồi”, một người dân chia sẻ.

Người Phú Quốc di tản trong trận ngập lịch sử: Bí thư huyện nói gì? - Ảnh 4.

Người Phú Quốc di tản trong trận ngập lịch sử: Bí thư huyện nói gì? - Ảnh 5.

Đường vào cảng hành khách quốc tế bị nước cuốn đứt ngang

Trước đó, vào chiều tối 5/8, công an đã phải lập chốt ở hai đầu cầu Bến Tràm 1 (lối vào ấp Bến Tràm, xã Cửa Dương) để ngăn không cho người dân qua lại. Một chiến sĩ CSGT Phú Quốc cho biết phía bên kia cầu có 2 tiệm sửa xe đã bị nước cuốn trôi vào trưa 5.8.

Tương tự, đoạn đường Dương Đông – Bãi Thơm (đoạn ngã ba tuyến tránh Dương Đông) cũng bị ngập nặng. Theo quan sát, nước đã biến 1 làn đường thành một đoạn sông dài chừng 500m. Lực lượng chức năng phải chặn luôn làn đường này và hỗ trợ dân di chuyển.

Trao đổi với Thanh Niên sáng 6/8, ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư kiêm chủ tịch UBND H.Phú Quốc, cho biết đã chỉ đạo các lực lượng tập trung hỗ trợ người dân vùng ngập.

Theo đó, hơn 500 người thuộc các đơn vị công an, quân đội xuống hỗ trợ dân. Chính quyền các xã cũng đã bố trí trụ sở các khu phố, trường học cho người dân ở. Đồng thời còn hỗ trợ cơm, mì gói.

Do Phú Quốc phát triển quá nhanh

Đánh giá về trận ngập này, ông Huỳnh cho rằng đây là trận ngập khủng khiếp nhất trong những năm gần đây, lượng mưa trong 4 ngày qua lên đến hơn 500mm.

Người Phú Quốc di tản trong trận ngập lịch sử: Bí thư huyện nói gì? - Ảnh 6.

Vỉa hè sạt lở sau trận ngập. (Ảnh: HOÀNG TRUNG)

Ông Huỳnh cho rằng ngập là do nhiều nguyên nhân, trong đó biến đổi khí hậu là nguyên nhân lớn nhất. Ngoài ra, do yêu cầu phát triển quá nhanh, trong khi đó hệ thống hạ tầng theo quy hoạch trước đây không đáp ứng được theo sự phát triển thực tế.

Đồng thời, ông Huỳnh cũng thừa nhận cũng do sự quản lý chưa tốt của các cơ quan nhà nước, đã để xảy ra tình trạng xây dựng lấn chiếm sông suối, làm hạn chế đường thoát tự nhiên của dòng nước.

Bên cạnh đó, do hạn chế về nguồn vốn nên khi đầu tư xây dựng các tuyến đường đã cắt bỏ một số hệ thống thoát nước dọc theo đó nên vô tình đường trở thành những đập cản nước từ thượng nguồn nên gây ngập cục bộ.

Còn việc rác ứ đọng tại các con rạch gây cản dòng chảy, ông Huỳnh cho rằng thời gian gần đây, huyện đã tổ chức ra quân dọn nhiều nên đây không thể là nguyên nhân chính dẫn đến trận ngập vừa qua.

Về vấn đề xây dựng lấn sông lấn suối, trước mắt sẽ khai thông các kênh rạch (như rạch Ông Trì), mổ những con đường thoát nước, nạo vét những con rạch, khảo sát sông Dương Đông để khai thông các vị trí bị nghẹt.

Về lâu dài, phải rà soát tổng thể hệ thống thoát nước để có kế hoạch đầu tư cho đồng bộ. Đối với những người dân trước đây cấp đất bị lệch toạ độ, cấp đất chồng lên suối, huyện sẽ vận động điều chỉnh, cấp lại giấy cho người dân và vận động người dân tháo dỡ các công trình trả lại hiện trạng tự nhiên.

Không xả đập hồ Dương Đông

Trước thông tin người dân cho rằng một nguyên nhân gây ngập kinh hoàng ở ấp Bến Tràm (xã Cửa Dương) là do cơ quan quản lý hồ Dương Đông xả đập, cả ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang và ông Mai Văn Huỳnh đều phủ nhận thông tin này.

Ông Tâm cho rằng đó là do mực nước quá cao nên tràn qua đập chảy xuống nên gây ngập cho khu vực ấp Bến Tràm.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.