Người tiêu dùng tích cực mua đồ ăn & tạp hóa online, giảm mua đồ điện tử

Tỉ trọng tổng giá trị giao nhóm ngành đồ điện tử đang có xu hướng co lại thì người tiêu dụng lại mua đồ ăn & tạp hóa ngày càng nhiều thông qua thương mại điện tử.

Kể từ khi thương mại điện tử bắt đầu dần trở nên quen thuộc tại Đông Nam Á, các món đồ điện tử luôn thuộc nhóm những mặt hàng được mua sắm nhiều nhất thông qua các nền tảng trực tuyến.

Cụ thể, báo cáo e-Conomy SEA 2020 của Google, Temasek và Bain & Company đã chỉ ra rằng tổng giá trị giao dịch trên sàn thương mại điện tử của nhóm ngành đồ điện tử là 33%, vẫn dẫn đầu khi so sánh với các ngành khác (đồ ăn & tạp hóa; làm đẹp; đồ gia dụng; thời trang may mặc).

Người tiêu dùng mua đồ ăn & tạp hóa online ngày một nhiều, giảm mua đồ điện tử - Ảnh 1.

Tỉ trọng về tổng giá trị đồ ăn & tạp hóa thông qua thương mại điện tử có xu hướng tăng nhanh. Ảnh: e-Conomy SEA 2020. (Việt hóa: Lê Quý).

Tuy nhiên, tỉ trọng ngành đồ điện tử lại có xu hướng đi xuống rõ rệt, từ 41% năm 2015 và được dự báo chỉ còn 29% vào năm 2025.

Ở chiều ngược lại, nhóm đồ gia dụng, và đặc biệt là đồ ăn & tạp hóa laiọ có xu hướng được mua bán trực tuyến nhiều hơn.

Năm 2015, nhóm ngành đồ ăn & tạp hóa chỉ chiếm 4% tổng giá trị giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử. Tới năm 2020, tỉ trọng đã tăng lên 11% và dự báo sẽ đạt 15% trong 5 năm tới.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.