Nhà chờ xe buýt nhanh BRT phải làm lại cửa đón trả khách

Cửa đón trả khách của nhà chờ xe buýt nhanh trên đường Giảng Võ "bất ngờ" hạ bậc vì cao hơn so với cửa xe.
 
nha cho xe buyt nhanh brt phai lam lai cua don tra khach
Cửa đón trả khách của nhà chờ xe buýt nhanh trên đường Giảng Võ phải làm lại bậc vì cao hơn so với cửa xe.

Theo dự kiến, từ 1/1/2017, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa sẽ chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, hiện nhà chờ ở đường Giảng Võ đang được công nhân hạ xuống để bằng với cửa của xe buýt.

Chiều 24/12, khi PV có mặt tại nhà chờ Núi Trúc trên đường Giảng Võ thì hiện có một nhóm công nhân đang tiến hành trát xi măng cửa lên xuống sau khi hạ bậc.

Một công nhân tại đây cho hay, do cửa lên xuống cao hơn với cửa xe nên phải hạ xuống cho phù hợp và 2 nhà chờ trên đường này đều phải hạ xuống khoảng gần 40cm.

Sau khi hạ thấp, cửa lên xuống được làm dốc dọc theo nhà chờ. Điều đáng nói ở đây là trong thiết kế thì nhà chờ và cửa bằng so với cửa xe buýt nhằm tạo điều kiện cho những người khuyết tật đi xe lăn tiếp cận xe dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, khi hạ thấp cửa công nhân đã phải làm đường dốc lên xuống cửa. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại của hành khách đặc biệt là người khuyết tật.

nha cho xe buyt nhanh brt phai lam lai cua don tra khach
Cửa lên xuống của nhà chờ phải hạ thấp cho bằng với cửa xe và tạo đường dốc xuống dọc theo nhà chờ. Điều này có thể khiến việc lên xuống của người khuyết tật bằng xe lăng gặp khó khăn.
nha cho xe buyt nhanh brt phai lam lai cua don tra khach
Nhà chờ vẫn ngổn ngan trước giờ xe buýt nhanh lăn bánh chính thức.
nha cho xe buyt nhanh brt phai lam lai cua don tra khach
Cửa lên xuống bị hạ thấp gần 40cm.
nha cho xe buyt nhanh brt phai lam lai cua don tra khach
nha cho xe buyt nhanh brt phai lam lai cua don tra khach
Việc hạ thấp cửa nhà chờ được thực hiện từ đêm 23/12.

Trao đổi với PV, ông Vũ Hà, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho biết: "Theo thiết kế năm 2004 thì sẽ có làn bê tông cao để cốt đường hai bên cân bằng. Tuy nhiên sau này điều kiện giao thông, hạ tầng không cho phép làm đúng theo ý tưởng tức là không thêm làn bê tông nên phải hạ cửa nhà chờ xuống chứ không có vấn đề gì về thiết kế.

Được biết, dự án xe buýt nhanh Hanoi BRT là một hợp phần nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 và sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới. Dự án này được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của TP Hà Nội. Hệ thống xe buýt nhanh Hanoi BRT do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội triển khai xây dựng.

Tuyến Xe buýt nhanh Hanoi BRT có chiều dài khoảng 14,7 km, với 21 nhà chờ (12 nhà chờ 4m và 9 nhà chờ 5m), 01 trạm chung chuyển bến xe Kim Mã, 01 trạm đầu cuối Yên Nghĩa, 04 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ và 01 trạm sửa chữa, bảo dưỡng trong bến xe Yên Nghĩa. Tuyến sẽ sử dụng loại xe buýt 12m.

Trong đó, nhà chờ là hạng mục quan trọng và chiếm số vốn không nhỏ trong tổng chi phi của dự án. Nhưng việc thay đổi, sửa chữa trong khi tuyến xe buýt nhanh sắp đi và hoạt động là điều "không dễ chấp nhận".

Lộ trình Hanoi BRT gồm:

Điểm đầu: Bến xe Yên Nghĩa, điểm cuối: Kim Mã. Lộ trình Tuyến đi: Bến xe Yên Nghĩa - Ba La – Quang Trung (Hà Đông) – Lê Trọng Tấn – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – Giang Văn Minh - Kim Mã.

21 nhà chờ cụ thể như sau:

Điểm đầu Yên Nghĩa - Nhà chờ Ba La - Nhà chờ Văn La - Nhà chờ Văn Phú - Nhà chờ La Khê - Nhà chờ KĐT ParkCity - Nhà chờ La Khê - Nhà chờ An Hưng - Nhà chờ Văn Khê - Nhà chờ Vạn Phúc - Nhà chờ Vạn Phúc 1 - Nhà chờ Vạn Phúc 2 - Nhà chờ Mỗ Lao - Nhà chờ Trung Văn - Nhà chờ Lương Thế Vinh - Nhà chờ Khuất Duy Tiến - Nhà chờ Nguyễn Tuân - Nhà chờ Hoàng Đạo Thúy - Nhà chờ Vũ Ngọc Phan - Nhà chờ Thành Công - Nhà chờ Triển lãm Giảng Võ - Nhà chờ Núi Trúc - Trạm Kim Mã.

chọn
Bất động sản tuần qua (28/4 - 4/5): Ba luật lớn kỳ vọng hiệu lực sớm, TP HCM dừng dự án BT của Phát Đạt
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7; điểm mới về thành lập cụm công nghiệp từ 1/5; loạt doanh nghiệp tiến vào Thái Nguyên... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.