Người dân ở TP HCM sắp được đi xe buýt công nghệ, ngồi nhà đặt vé qua điện thoại

Sở Giao thông vận tải GTVT TP HCM vừa kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận cho thí điểm đề án tổ chức dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có sức chứa nhỏ tích hợp ứng dụng công nghệ.

Xe buýt 'xịn' theo mô hình mini hay còn được gọi là xe buýt nhỏ có sức chứa dưới 17 chỗ, ứng dụng công nghệ đặt xe với giá vé từ 10.000 đến 40.000 đồng/lượt tùy theo khung giờ và chỉ dừng lại đón khách đặt trước. Vậy có bao nhiêu tuyến xe buýt nhỏ (xe buýt mini) và lộ trình các tuyến như thế nào? Mời bạn cùng tham khảo nội dung sau đây.

TP.HCM sẽ có 6 tuyến xe buýt nhỏ tích hợp ứng dụng công nghệ

Thông tin TP.HCM sẽ có 6 tuyến xe buýt mini phục vụ người dân tại các con hẻm, tuyến đường nhỏ. Cụ thể: 

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP HCM đề xuất mở 6 tuyến xe buýt nhỏ loại dưới 17 chỗ, với mức giá vé dao động từ 10.000-40.000 đồng.

Dự kiến, có 6 tuyến dự kiến được triển khai để kết nối các vùng đô thị, khu công nghiệp, đầu mối giao thông ở các quận huyện như quận 7, quận 1, quận 2, huyện Nhà Bè, Cát Lái, quận 9.

Để sử dụng đặt vé qua điện thoại, hành khách sẽ cài phần mềm trên điện thoại di động để chọn giờ đi, đặt ghế ngồi và thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt (thẻ tín dụng, thẻ ATM nội địa và ví điện tử). Xe buýt chỉ dừng lại đón tại trạm khi khách đặt ứng dụng trước để tiết kiệm thời gian cho lộ trình.

Người dân ở TP HCM sắp được đi xe buýt công nghệ, ngồi nhà đặt vé qua điện thoại - Ảnh 1.

Hình minh họa: (Ảnh: Báo Giao thông)

Theo đề xuất, xe buýt này sẽ không hưởng trợ giá từ ngân sách thành phố. Ở giai đoạn đầu, khách đi xe buýt sẽ trả từ 30.000 đến 40.000 đồng/lượt vào cao điểm và 10.000 đến 30.000 đồng/lượt vào thấp điểm cho cự li từ 24 km trở xuống.

Theo Sở Giao thông vận tải thành phố, đặc thù của đô thị TP HCM có nhiều tuyến đường nhỏ, hẹp, kết nối nhiều khu dân cư, khu đô thị vệ tinh người dân khó tiếp cận giao thông công cộng. Do đó, việc tổ chức các tuyến xe buýt nhỏ là phù hợp với thực tiễn.

Dự kiến lộ trình các tuyến xe buýt nhỏ tại TP HCM

Lộ trình các tuyến xe buýt nhỏ dự kiến sẽ triển khai tại TP HCM, bao gồm: 

Lộ trình tuyến xe buýt nhỏ H1

H1 dài 20 km (nối các quận 7, 1, 2) có điểm đầu là chung cư Belleza, điểm cuối là Vinhomes Central Park với 22 điểm dừng.

Lộ trình tuyến xe buýt nhỏ H2

H2 dài 12 km (kết nối quận 2 và 1) có điểm đầu tại Diamond Plaza, điểm cuối là chung cư The Vista với 10 điểm dừng.

Lộ trình tuyến xe buýt nhỏ H3

H3 (nối quận 2 và 1) dài 12 km, điểm đầu tại chung cư Fideoco Riverview, kết thúc ở tòa nhà Vietcombank Tower với 13 điểm dừng. 

Lộ trình tuyến xe buýt nhỏ H4

Tuyến H4 (nối huyện Nhà Bè đến quận 1) dài 15 km, điểm đầu ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn, điểm cuối tại chung cư The Park Residence với 18 điểm dừng.

Lộ trình tuyến xe buýt nhỏ H5

H5 kết nối Cát Lái (quận 2) đến quận 1 dài 18 km, điểm đầu tại Hồ Con Rùa (quận 3), điểm cuối ở khu đô thị Ventura Cát Lái với 17 điểm dừng. 

Lộ trình tuyến xe buýt nhỏ H7

H7 (kết nối quận 9 đến quận 1) dài 24 km, điểm đầu từ Hồ Con Rùa, điểm cuối tại Khu phức hợp The Park Residence với 21 điểm dừng.

Kỳ vọng các tuyến xe buýt nhỏ len lỏi hẻm Sài Gòn

Xe buýt nhỏ dưới 17 chỗ, dễ chạy vào đường nhỏ, ngõ hẻm, tăng khả năng tiếp cận khách, góp phần đẩy mạnh phương tiện giao thông công cộng tại TP HCM.

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải TP HCM kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho doanh nghiệp triển khai 6 tuyến buýt dưới 17 chỗ ở TP HCM đi qua các khu đô thị mới, khu công nghiệp và các đầu mối giao thông. Trong nghị quyết về tăng cường vận tải hành khách công cộng vừa được HĐND thành phố thông qua cũng chú trọng thành phố sẽ phát triển hệ thống buýt dưới 17 chỗ.

"Xe buýt nhỏ là giải pháp giúp thu hẹp bán kính tiếp cận của người dân. Nhưng về lâu dài, thành phố cần điều chỉnh phân bố dân cư, tổ chức các vùng kinh tế hài hòa với vùng cư trú của người dân", ông Ninh nói và cho hay việc này sẽ hạn chế nhu cầu đi lại trên các quãng đường dài, đồng thời thuận tiện bố trí mạng lưới giao thông công cộng.

Trong khi đó, đánh giá buýt mini phù hợp điều kiện hạ tầng, đường nhỏ tại TP HCM, nhưng theo KTS Phạm Sỹ Nhật, các đường, hẻm nhỏ tại thành phố, mật độ người qua lại đang khá lớn. Chưa kể vỉa hè cũng không thông thoáng, nên buýt nhỏ chạy vào có thể gây kẹt xe, tai nạn, khó quay đầu, do đó phải tính toán kỹ về cách tổ chức.

Đồng tình buýt mini thích hợp với các tuyến đường nhỏ hẹp tại TP HCM, nhưng theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, nếu chỉ tổ chức vài tuyến sẽ không giải quyết được vấn đề. Thành phố phải tổ chức mạng lưới tuyến xe buýt hài hòa, đáp ứng nhu cầu hành khách có thể sử dụng xe buýt đi bất cứ nơi nào.

Với giá vé đề xuất 10.000-40.000 đồng tùy chặng, ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP HCM, cho biết mức giá này cao hơn mặt bằng chung giá xe buýt tại thành phố. Tuy nhiên nếu chất lượng, số tuyến buýt mini đáp ứng nhu cầu đi lại giữa các cụm dân cư, đầu mối giao thông, khách sẽ dần chấp nhận.

"Những tuyến buýt này không trợ giá, doanh nghiệp tự đầu tư xe và giá vé họ sẽ ấn định, thành phố không quản lý trực tiếp. Từ nhu cầu thực tế, doanh nghiệp sẽ tính toán giá vé cho phù hợp để thu hút khách", ông Tính phân tích và cho biết dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) có nội dung cho mở các tuyến buýt dưới 17 chỗ, là điều kiện thuận lợi để thành phố triển khai.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.