Nhà đầu tư Nhật đổ tiền vào logistics Việt Nam để 'hưởng lợi' từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc

Tham vọng của Sumimoto khi đầu tư tại Việt Nam là đón đầu xu hướng chuyển dịch dịch vụ logistics về Đông Nam Á trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung chưa có hồi kết.

Tập đoàn Nhật Bản Sumitomo hợp tác với công ty logistic "đồng hương" là Suzuyo và một quỹ khác cũng đến từ Nhật Bản, chuyên đầu tư cơ sở hạ tầng, thành lập ra SSJ Consulting Vietnam Llc. Sumimoto đóng góp 2 tỉ trên tổng số 4 tỉ yên (37 triệu USD) vốn của công ty này, qua đó sở hữu 51% cổ phần.

SSJ sau đó mua lại 10% Gemadept, công ty logistics có trụ sở tại TP HCM.

Việc Sumitomo đầu tư vào một nhà khai thác cảng lớn của Việt Nam, được cho là nhằm nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ logistic, khi những nhà cung ứng đang dần chuyển sản xuất sang các quốc gia Đông Nam Á, trong hoàn cảnh cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kéo dài.

sumimoto

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc giúp thúc đẩy logistic tại Việt Nam. (Ảnh: Nikkei).

Theo báo cáo của Nikkei, nhu cầu vận chuyển container tại Việt Nam hàng năm tăng khoảng 7%. Đáp ứng điều này, Sumitomo có kế hoạch xây dựng một mạng lưới logistics kết nối các nhà máy với các cảng, để xuất khẩu liền mạch hàng hóa trong nước. Hãng buôn này đang tham vọng có thể "làm giàu" từ sự chuyển dịch của các công ty sản xuất khỏi Trung Quốc khi cuộc chiến thương mại nổ ra.

Gemadept đang sở hữu 6 cảng tại Việt Nam, xử 1,7 triệu container và chiếm hơn 10% thị phần trong nước. Trong khi đó, Sumitomo điều hành 3 khu công nghiệp ở ngoại ô Hà Nội và sở hữu một đơn vị logistics tại Việt Nam.

Việc hợp tác sẽ đưa các nhà máy, cơ sở logistics và cảng vào cùng sự quản của Sumitomo, giúp tăng hiệu quả và giảm chi phí. Sumitomo sẽ phát triển một ứng dụng trên smartphone cho phép các tài xế xe tải lưu trữ các quy trình tại cảng và xử điện tử các thủ tục giấy tờ khác.

Tại cảng Hải Phòng, cơ sở gần nhất với Hà Nội, các tài xế xe container thường phải chờ một đến hai giờ để hàng hóa được chất lên tàu. Tại Nhật, Suzuyo đã rút ngắn thời gian chờ đợi như vậy xuống từ 5-10 lần, còn trung bình 12 phút và có kế hoạch mang công nghệ này đến với Việt Nam.

Sumitomo ước tính với quãng đường khoảng 150 km giữa Hà Nội và Hải Phòng, việc áp dụng công nghệ sẽ tiết kiệm khoảng 18 triệu USD mỗi năm.

chọn
Cận cảnh lô đất vàng quy hoạch cho Vietcombank ở khu đô thị mới Cầu Giấy
Ngân hàng Vietcombank sở hữu mảnh đất khoảng 5.054 m2 để xây dựng tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc ở khu đô thị mới Cầu Giấy.