Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc làm khó thép Việt Nam, Formosa xem xét tạm hoãn kế hoạch mở lò cao

Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam (theo đánh giá của Nikkei) đang xem xét tạm ngừng mở lò cao do sự leo thang của cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

"Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang làm dấy lên lo ngại về một khủng hoảng thừa của ngành thép". Nhận định của chuyên gia Nikkei Asian Review phát đi trong bối cảnh Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) xem xét kế hoạch tạm ngừng triển khai lò cao thứ ba.

Thép giá thấp Trung Quốc có thể tràn vào Việt Nam, Formosa xem xét dừng mở lò cao

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể đẩy các sản phẩm thép sản xuất có giá thấp của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, nước tiêu thụ thép lớn nhất Đông Nam Á, và khiến cho giá giá giảm.

https___s3-ap-northeast-1

Ngành thép Việt Nam đứng trước đe dọa của thương chiến Mỹ-Trung Quốc (Ảnh: Nikkei).

Theo Azusa Kawakami và Tomoya Onishi, những chuyên gia của Nikkei cho biết Việt Nam có thể coi là thuộc nhóm quốc gia hưởng lợi từ thương chiến giữa hai siêu cường kinh tế thế giới. Song những ngành công nghiệp trong nước, điển hình như ngành thép, có thể bị ảnh hưởng mạnh.

FHS được Tập đoàn nhựa Formosa (FHG) sở hữu tới 70%. Nhà sản xuất nhựa đến từ Đài Loan cũng sở hữu 20% cổ phần thép Đài Loan Trung Quốc và 4% JFE của Nhật Bản.

FHS đưa vào sử dụng lò cao đầu tiên từ năm 2017. Lò thứ hai được đưa vào vận hành năm 2018. Các lò cao của nhà máy thép lớn nhất Hà Tĩnh hiện có khả năng sản xuất 7,1 triệu tấn thép thô mỗi năm.

Với mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép tích hợp lớn nhất Đông Nam Á, FHS đã lên kế hoạch xây dựng một lò cao khác vào năm 2020, để tăng công suất lên hơn 10 triệu tấn trong thời gian tới, và đạt mục tiêu sản lượng 22,5 triệu tấn trong dài hạn.

https___s3-ap-northeast-1

Những nhà sản xuất thép lớn hàng đầu khu vực Đông Nam Á (Ảnh: Nikkei).

Chủ tịch FHS Chen Yuan-cheng nói trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, cho biết: "Chúng tôi sẽ xem xét cẩn thận kế hoạch này, vì những bất ổn đang gia tăng theo sự leo thang của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc".

"FHS sẽ quyết định thời điểm bắt đầu xây dựng lò cao, thông qua các cuộc đàm phán với ba cổ đông và chính phủ Việt Nam", ông nói thêm.

Đây được đánh giá là nước đi dè dặt, khi doanh nghiệp này vốn nổi tiếng với việc liên tục mở rộng sản xuất, hiện lại đang có một lập trường kinh doanh thận trọng do những bất ổn trong chiến tranh thương mại.

Tại Trung Quốc, giá thép đang giảm dần khi suy thoái kinh tế làm giảm cầu. Do đó, đang có nhiều lo ngại ngành công nghiệp thép toàn cầu một lần nữa bị khủng hoảng thừa giống như vài năm trước.

Cũng theo Nikkei, Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu tấn thép cuộn cán nóng mỗi năm, 40% trong số đó đến từ Trung Quốc. Cũng theo Azusa Kawakami và Tomoya Onishi, thuế nhập khẩu không bị đánh trên sản phẩm, thép cuộn Trung Quốc giá rẻ liên tục được nhập vào.

FHS cuộn nóng tại Việt Nam hiện được niêm yết ở mức 500 đôla/tấn, giảm 10% so với một năm trước, theo FHS. Dự báo giá sẽ giảm hơn nữa nếu lượng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng. Đối với FHS, điều này sẽ dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận lớn, ngay cả khi tăng doanh số bán ra.

"Cạnh tranh với hàng nhập khẩu đang ngày một nhiều hơn", ông Chen nói với Nikkei Asian Review.

FHS được cho là đang lên kế hoạch xây dựng hai lò cao tương đương với các lò hiện có về công suất. Tổng chi phí, bao gồm các chi phí liên quan, có thể lên tới 4 tỉ đôla.

Thực tế cho thấy, khi một lò cao bắt đầu hoạt động, rất khó để tạm ngưng. Do đó, FHS dự định sẽ cẩn thận đánh giá kĩ lưỡng cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kéo dài bao lâu, trước khi bắt tay vào xây dựng.

Việt Nam tiêu thụ thép lớn nhất Đông Nam Á

Theo đánh giá của Nikkei, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng tăng, khiến Việt Nam trở thành nước tiêu thụ thép lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2016, Việt Nam đã vượt qua Thái Lan về sử dụng thép. Năm 2018, có 22,3 triệu tấn thép đã được sử dụng tại nước ta, tăng 3% so với năm trước.

Tính theo đầu người, Việt Nam tiêu thụ khoảng 240 kg thép mỗi năm, gấp 4 lần so với Indonesia. Với những ngôi nhà bê tông cốt thép phổ biến ở Việt Nam, "những ngôi nhà kiên cố sử dụng nhiều sắt được ưu tiên hơn so với các nước láng giềng", một quan chức của sàn giao dịch Nhật Bản cho biết.

https___s3-ap-northeast-1

Biểu đồ sử dụng thép của các nước Đông Nam Á (Nguồn: Viện nghiên cứu Sắt và Thép Đông Nam Á).

Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với các nước láng giềng, với tổng sản phẩm quốc nội duy trì tốc độ hàng năm từ 6% đến 7%. Đầu tư vào đường sắt đô thị và các phần khác của cơ sở hạ tầng đang tăng mạnh. Các công ty nước ngoài tiếp tục mở các cơ sở sản xuất trong nước, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều thép hơn.

Việc cung cấp các sản phẩm thép cho sản xuất ô tô cũng dự kiến tăng. Vingroup vào thứ Hai tuần trước đã bắt đầu bán những chiếc xe được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam. Tập đoàn của tỉ phú Phạm Nhật Vượng ban đầu dự định sản xuất 250.000 xe mỗi năm. Con số này được kì vọng tăng lên 500.000 trong tương lai.

Với mong muốn nhu cầu thép của nước này tăng lên, Tập đoàn Hòa Phát, một nhà sản xuất thép hàng đầu của Việt Nam, sẽ bắt đầu vận hành lò cao với công suất hàng năm là 1 triệu tấn tại tỉnh Quảng Ngãi, có thể vào cuối tháng 6. Hòa Phát đặt mục tiêu tăng công suất lên 4 triệu tấn trong năm tới.

Nếu kế hoạch mở lò cao của FHS diễn ra thành công, sản lượng của hai công ty sẽ có thể chạm ngưỡng 26,5 triệu tấn, tương đương gần 30% công suất thép thô của Nhật Bản (nước có công suất thép thô lớn thứ ba thế giới).

Ngành thép toàn cầu từng bị chấn động bởi giá giảm mạnh, là kết quả của việc Trung Quốc bán phá giá thép trên thị trường. Bắc Kinh dự định sẽ chiếm 50% sản lượng thép toàn cầu.

Mặc dù xứ tỉ dân đã giảm công suất thép, nhưng một lần nữa họ lại tìm đến các thị trường nước ngoài để tiếp nhận các sản phẩm khi nhu cầu trong nước giảm sút nghiêm trọng do tác động của cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Nikkei Asian Review cũng đánh giá không chỉ thép, những lô hàng giá rẻ đến từ Trung Quốc đang gây bất ổn thị trường toàn cầu một lần nữa.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.