Nhà hàng Trung Quốc đề nghị khách lên bàn cân trước khi đặt món

Chỉ vài ngày trước, Chủ tịch Tập Cận Bình miêu tả vấn đề lãng phí đồ ăn của nước này là "choáng váng và đáng lo ngại". Tuy nhiên, một nhà hàng tại trung tâm Trung Quốc đã phải xin lỗi sau khi gợi ý rằng khách nên tự đo cân nặng trước khi gọi món.
Chống lãng phí thực phẩm quá gắt gao, nhà hàng Trung Quốc yêu cầu khách cân trước khi ăn - Ảnh 1.

Cân nặng của khách hàng được gửi đến điện thoại của họ. (Ảnh: Weibo/SCMP).

Chuỗi nhà hàng Chuiyan Fried Beef phải đăng bài viết trên Weibo để phân trần: "Ý định của chúng tôi là vận động thực khách tránh lãng phí thực phẩm và giúp mọi người gọi món một cách lành mạnh. Chúng tôi chưa bao giờ ép buộc khách phải đo cân nặng".

Tuy nhiên, công ty vẫn "thành thật xin lỗi" vì bất cứ sự khó chịu nào mà khách hàng gặp phải.

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), vụ việc trên bắt đầu vào ngày 13/8, khi nhân viên tại một nhà hàng thịt bò ở tỉnh Hồ Nam thuộc chuỗi Chuiyan đặt hai cái cân tại lối vào, đi kèm với ghi chú hướng dẫn mọi người nên gọi bao nhiêu món ăn dựa trên cân nặng của mỗi người.

Theo khuyến nghị của nhà hàng, phụ nữ dưới 40 kg không nên gọi quá hai món, trong khi đó đàn ông cân nặng từ 70 đến 80 kg nên gọi tối đa ba đĩa.

Chống lãng phí thực phẩm quá gắt gao, nhà hàng Trung Quốc yêu cầu khách cân trước khi ăn - Ảnh 2.

Khách hàng nam kiểm tra trọng lượng. (Ảnh: Weibo/SCMP).

Lời xin lỗi của nhà hàng trên Weibo thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Tính đến chiều 16/8, bài đăng này có tới 120 triệu lượt xem.

"Có rất nhiều cách để quảng bá chiến dịch của ông Tập. Nhà hàng không cần phải sử dụng cách bắt mắt đến vậy", một người dùng Weibo bình luận. Hồi đầu tháng 8, Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực phẩm, duy trì cảnh giác trước nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực.

Bà Tan Yan, Chủ tịch chuỗi Chuiyan cho biết hơn 1.000 nhóm khách hàng đã làm theo gợi ý của nhà hàng dù một số người khác thấy khó chịu.

"Hoạt động này chỉ mang tính tự nguyện. Rất nhiều khách hàng thích đo cân nặng, dữ liệu này được gửi tới điện thoại chứ không hiển thị trên mặt cân, do đó chúng tôi không vi phạm quyền riêng tư của khách hàng", Bà Tan nói trong bài báo đăng trên tờ The Beijing News ngày 15/8.

Bà Tan khẳng định công ty vẫn sẽ tiếp tục chiến dịch kêu gọi khách hàng cân trước khi gọi món nhưng sẽ có một số cải tiến, ví dụ như "bổ sung thông tin về giá trị dinh dưỡng và lượng ca-lo của các món ăn".

Kể từ khi ông Tập kêu gọi chống lãng phí thực phẩm, các nhà hàng, nền tảng trực tuyến và hiệp hội ngành thực phẩm trên toàn Trung Quốc đã hưởng ứng.

Chẳng hạn, Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ Ăn uống Vũ Hán đã kêu gọi các nhà hàng trong thành phố triển khai hệ thống "N-1". Theo khuyến nghị của Hiệp hội, số lượng món ăn khách hàng nên gọi bằng với số người của nhóm thực khách trừ đi một.

Các chương trình tương tự đã được áp dụng ở các vùng khác của Trung Quốc. Chính quyền tỉnh Liêu Ninh đề xuất chính sách "N-2" cho các nhóm khách hàng.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...