David Trần, vốn xưa làm ruộng ở Sóc Trăng, chuyên trồng ớt và sản xuất tương ớt sa tế, rồi đạp xe đạp bán khắp chợ. Năm 1978, ông lên chiếc tàu Huey Fong sang đến Hong Kong, rồi từ đó nhập cảnh vào Mỹ. (Ảnh: Inc)
Thất nghiệp khi đến Mỹ vào năm 1979, ông Trần tiếp tục thử nghiệm với nghề làm tương ớt như ngày còn ở quê hương. Những mẽ tương ớt đầu tiên được ông làm thủ công rồi cho vào trong một cái xô. Bắt đầu, ông giao chúng cho các nhà hàng, chợ châu Á ở Los Angeles và xa như San Francisco và San Diego trong chiếc xe tải màu xanh của mình. Lúc bấy giờ, ông kiếm được 2.3000 USD chỉ trong tháng đầu tiên. (Ảnh: NextShark).
Sriracha là sản phẩm nổi tiếng nhất của Huy Fong Foods. Chai tương dễ nhận diện với màu chủ đạo là đỏ tươi của ớt, vòi nắp màu xanh lục. Người tiêu dùng nói lọ tương ớt này thu hút họ vì trông giống những trái ớt đỏ với cuống xanh. Ngoài nhãn hiệu con gà ở giữa, chai ớt ghi tên hiệu bằng sáu ngôn ngữ: tiếng Việt, Anh, Thái, Hoa Tây Ban Nha, và Pháp. (Ảnh: Parade).
Chất lượng sản phẩm tốt, nhiều nhà hàng ủng hộ hơn. David Trần lập nên công ty Huy Fong Foods. Ông đã chọn danh hiệu của con tàu cũ để đặt cho công ty của mình. Hãng có nhãn hiệu gà trống vì chủ nhân sinh năm con gà (Ất Dậu 1945) theo can chi. (Ảnh: 7News).
Năm 1986, Huy Fong Foods mua xưởng sản xuất rộng 6.300 m2 ở California để trồng ớt cung cấp vật liệu làm tương. Tương ớt của Huy Fong Foods làm bằng giống ớt jalapeño chín đỏ. Từ đó, hãng sản xuất thêm các loại tương: tương ớt tỏi Việt Nam, tương ớt băm tươi, tương ớt hành tây,… (Ảnh: NextShark).
Năm 2010, hãng xây thêm một xưởng mới tại Los Angeles với diện tích 93.078 m2, gồm 2.415 m2 phòng ốc, 13.935 m2 xưởng máy cho công đoạn sản xuất và 44.593 m2 nhà kho. Nhà máy hoạt động tới 16 giờ một ngày, và hầu hết các ngày trong tuần, sử dụng 50 triệu kg ớt mỗi năm. Năng suất của hãng vào năm 2010 lên đến khoảng 20 triệu chai nước tương một năm. (Ảnh: Bloomberg).
Ông Trần giữ bí mật việc sản xuất tương ớt rất kĩ lưỡng. Người California có câu: "Vào Nhà Trắng đi dạo còn dễ hơn lẻn vào trong xưởng Huy Fong". Nhưng đến năm 2014, công ty đã quyết định cho khách tham quan một phần dây chuyền sản xuất. (Ảnh: Bloomberg).
"Hiện tượng Sriracha" bắt đầu quét qua phần còn lại của nước Mỹ, lan rộng đến Canada, Mexico và hơn mười quốc gia khác nhau vào năm 2009. Năm 2012, Huy Fong Foods mang lại doanh thu 60 triệu USD cho ông Trần, và không ngừng tăng trưởng với tốc độ 20% mỗi năm. (Đồ hoạ: Tất Đạt).
Năm 2010, tờ Bon Appetit bầu tương ớt Sriracha là thành phẩm ẩm thực tốt nhất. Thậm chí tại Mỹ, Sriracha phổ biến tới mức, có sách dạy nấu ăn với công thức sử dụng tương ớt của Huy Fong như là gia vị chính. (Ảnh: NextShark).
Vào cuối năm 2013, tương ớt Sriracha trở thành xu hướng chính trong ẩm thực ở Anh. Thậm chí, nó còn thiếu hàng trên toàn cầu vì bán quá chạy. Loại tương ớt này đã nhận được lời khen ngợi từ đầu bếp hàng đầu thế giới Yotam Ottolenghi. (Ảnh: Dallas Moring News).
Tờ The Guardian cho rằng nó có thể thay thế Tabasco, loại nước sốt từ ớt số một thế giới, trong các bàn ăn trên cả nước Anh. Một nhà văn còn cố gắng ăn nó với tất cả mọi thứ trong cả ngày. (Ảnh: NextShark).
Sau gần bốn mươi năm, Huy Fong kiểm soát 9,9% thị trường nước sốt nóng 1,55 tỉ USD của Mỹ, theo IBISWorld, một đơn vị nghiên cứu trong ngành. "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng nó sẽ nổi tiếng đến vậy. Khi tôi rời khỏi Việt Nam, tôi không biết ngày mai sẽ thế nào, vì vậy tôi có được ngày hôm nay là do Chúa trời ban phước cho", ông Trần chia sẻ với Bloomberg. (Ảnh: Bilibili).
David Trần từng giải thích trong cuộc phỏng vấn với Munchies, ông chưa bao giờ tăng giá sản phẩm, vì mục tiêu của ông là "làm tương ớt có chất lượng cho một người giàu với giá thành cho một người nghèo". Ông làm được điều này một phần nhờ cách từ bỏ tiếp thị. Huy Fong Foods khi xuất hiện trên thị trường luôn nói không với quảng cáo, toàn bộ số tiền kiếm được, ông Trần chỉ tập trung với cải thiện chất lượng. (Ảnh: Huy Fong).
Tuy nhiên, năm 2014, các quan chức địa phương ở California đã tuyên bố nhà máy sản xuất tương ớt Sriracha gây phiền toái cho công chúng, vì mùi cay làm cư dân gần đó say sẩm. Lúc bấy giờ, người dân lên tiếng, giơ biểu ngữ đòi đóng cửa nhà máy. Nhưng toà án vẫn quyết định cho Huy Fong Food tiếp tục hoạt động. (Ảnh: SGVT).
Và đầu năm nay, Huy Fong Food lại dính vào cuộc chiến pháp lí khác với một nhà cung cấp ớt cũ. Phía ông David Trần bị kiện vì không thanh toán đủ chi phí. Vụ kiện kết thúc với phần thắng nghiên về bên đối diện, và phía cung cấp ớt có quyền tự sản xuất tương ớt Sriracha mang nhãn hiệu riêng. (Ảnh: Ventura Couty Star).
Gần đây, Australia, New Zealands và Singapore liên tiếp công bố lệnh thu hồi các chai tương ớt Sriracha Hot Chilli Sauce của hãng Huy Fong Foods, vì lo ngại chai sẽ nổ ngay khi bật nắp. Lệnh thu hồi được áp dụng cho các chai tương ớt Huy Fong Sriracha Hot Chilli Sauce có dung tích 500 ml và 830 ml, hạn sử dụng vào tháng 3/2021. (Ảnh: Time).
Nhìn thấy sự thành công vang dội của triệu phú gốc Việt, nhiều doanh nhân Thái bắt đầu nhảy vào cạnh tranh. Nhiều bên đẩy mạnh chiến dịch "tương ớt Huy Fong không phải là tương ớt Sriracha chính gốc, nó chỉ là một phiên bản Mỹ hoá". Theo người Thái, tương ớt của ông Trần "quá cay, quá đắng và quá mất cân bằng hương vị" như Sriracha chính gốc. (Ảnh: Bloomberg).
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times, David Trần đã khẳng định: "Đó không phải là tương ớt Sriracha của Thái Lan. Đó là tương ớt Sriracha của riêng tôi". (Ảnh: NYT).
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/nha-sang-lap-hang-tuong-ot-40-nam-tuoi-vua-bi-australia-va-new-zealand-cho-thu-hoi-vi-nguy-co-no-da-lam-tuong-ot-o-my-ra-sao-4320191230103159389.htm