Nhà trường cần xem facebook là người bạn, thay vì xem đó là 'kẻ xấu'

Không chỉ đưa ra 3 điều không lành mạnh trong "nội quy cấm like Facebook" của trường Lương Thế Vinh, anh Trần Minh Trọng còn cho rằng, nhà trường cần có nhận thức xem facebook là người bạn thay vì xem đó là "kẻ xấu".
Kỷ luật trường học: Nên hà khắc hay nghiêm minh?
'Nội quy Trường Lương Thế Vinh có kỷ luật cũng nên kèm theo khen thưởng'
Cựu học sinh Lương Thế Vinh: 'Mình đã từng bị phạt lau hành lang vì đi học muộn'

"Những điều cấm kị khi lên Facebook" của trường Lương Thế Vinh ở Hà Nội đang khiến dư luận xôn xao nhiều ngày qua. Nhiều người cho rằng quy định quá hà khắc và có nhiều điểm không hợp lý, có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tích cực của học sinh.

Nhân câu chuyện đó, anh Trần Minh Trọng (CLB Dạy con nên người) đã thẳng thắn chỉ ra 3 điều không lành mạnh của "nội quy cấm like Facebook". Theo anh Trọng, người viết status không thể nào kiểm soát được việc hiểu lầm hay hiểu đúng của người đọc, like hay không like một việc gì đó là quyền tự do thể hiện quan điểm của mỗi người và văn hóa "trừng phạt" với hình thức cao nhất là "kiên quyết cho thôi học" là hoàn toàn không lành mạnh.

nha truong can xem facebook la nguoi ban thay vi xem do la ke xau
Anh Trần Minh Trọng (CLB Dạy con nên người) đã thẳng thắn chỉ ra 3 điều không lành mạnh của "nội quy cấm like Facebook"

"Nội quy cấm like Facebook" và 3 điểm không lành mạnh

"Nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là trang bị những thái độ, kỹ năng, kiến thức giúp học sinh thành công. Cao hơn nữa là phải giúp học sinh có được niềm vui, hạnh phúc mỗi ngày đến trường, bởi chữ School xuất phát từ chữ La tinh, có nghĩa là niềm vui.

Để đạt được những mục đích này, nhà trường, các thầy cô giáo cần phải đưa ra những quy định, nội quy để học sinh và cả phụ huynh tuân thủ.

Tuy nhiên, việc ban hành bản nội quy với những điều cấm kị khi lên Facebook của trường Lương Thế Vinh, Hà Nội có 3 điều không lành mạnh:

1. Người viết status không thể nào kiểm soát được việc hiểu lầm hay hiểu đúng của người đọc.

Chúng ta đều hiểu tính đa nghĩa của ngôn từ, hơn nữa người đọc sẽ tiếp cận một từ, một câu dựa trên nhận thức, hiểu biết, thái độ của riêng họ.

Người viết có thể chịu trách nhiệm cho những điều mình viết nhưng không thể chịu trách nhiệm "tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc status" (điều 4 nội quy của trường)

2. Dù trong phạm vi một trường học hay toàn xã hội, like hay không like một việc gì đó là quyền tự do thể hiện quan điểm của mỗi người. Ngay cả khi đọc kỹ một status chúng ta vẫn có thể mắc lỗi khi like do quan điểm hoặc nhận thức của chúng ta tại thời điểm tiếp nhận sự kiện.

Đừng quên rằng dù là người lớn hay trẻ con, chúng hoàn toàn có thể mắc lỗi trong cuộc sống. Chúng ta học và trưởng thành từ những sai lầm của bản thân. Ai nên khôn không khốn vài lần. "Thất bại là mẹ thành công" là quy luật tự nhiên.

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đúc kết: Thành công là đi từ thất bại này sang thất bại khác mà không đánh mất sự nhiệt tình. Để tạo ra chiếc bóng đèn điện cho nhân loại, nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison đã không thành công 9.999 lần.

Khi yêu cầu học sinh chấp hành tuyệt đối nội quy này, nhà trường đã tước đi quyền được mắc lỗi của học sinh. Nhà văn Voltaire có nói: có thể tôi không đồng ý với những điều bạn nói nhưng tôi sẽ tôn trọng và bảo vệ quyền được nói của bạn.

3. Văn hóa "trừng phạt" với hình thức cao nhất là "kiên quyết cho thôi học" là hoàn toàn không lành mạnh với một tổ chức giáo dục như Trường Lương Thế Vinh.

Để nội quy này được mọi người tuân thủ, thực hiện tốt, tại sao nhà trường không khen thưởng cho những status hay của các em? Phải chăng là trường đã quên sứ mệnh cốt lõi của giáo dục thay đổi con người bằng tình yêu thương bằng sự khích lệ, động viên thay vì dùng các hình thức trách phạt?

Cách thức ban hành nội quy này, kể cả thời điểm ban hành, đã tạo ra một không khí "mất vui" cho phần lớn học sinh và phụ huynh, kể cả những người đọc những thông tin này qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Với một vấn đề nhạy cảm liên quan đến những quyền cơ bản của con người, sao nhà trường không mở diễn đàn, tổ chức một cuộc "trưng cầu học sinh" trước khi đưa ra bản nội quy này?

Quá trình trao đổi thẳng thắn, lắng nghe lẫn nhau, tìm sự đồng thuận chắc hẳn sẽ tạo ra một không khí vui vẻ, đồng cảm, thấu hiểu giữa nhà trường, học sinh và phụ huynh. Đây mới là đích đến thực sự của một tổ chức giáo dục như Trường Lương Thế Vinh".

Nhà trường cần xem facebook là người bạn

Anh Trần Minh Trọng chia sẻ thêm, việc đưa ra những quy định này là "phản ứng" của nhà trường trước những chia sẻ không tích cực gần đây của một số phụ huynh và học sinh trên facebook.

Trong tâm trạng của người xử lý khủng hoảng, nhà trường đã hơi cực đoan khi đưa ra những quy định này. Nếu tiếp cận vấn đề sử dụng facebook như thế nào cho phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường, tận dụng những ưu điểm của facebook sẽ giúp hạn chế những tiêu cực của facebook.

Việc lắng nghe những ý kiến của học sinh, thực sự tôn trọng những ý kiến hợp lý của học sinh là công việc rất bình thường của người làm thầy cô giáo và của nhà trường. Việc lắng nghe và tôn trọng học sinh xuất phát từ tấm lòng của thầy cô luôn mong muốn thấy được sự khác biệt, những các hay của các em học sinh để có thể giúp các em phát huy được năng lực của bản thân.

Với khả năng tiếp cập Internet và công nghệ hiện nay, các em học sinh cũng có cơ hội tiếp cận với nhiều tri thức, góc nhìn cuộc sống khác nhau nên việc lắng nghe, hỏi ý kiến học sinh là điều rất bình thường.

Cũng theo anh Trọng, nhà trường cần có nhận thức xem facebook là người bạn, tận dụng người bạn đó để phục vụ cho công việc giáo dục của nhà trường thay vì xem đó là "kẻ xấu" để cấm học sinh mình không được chơi với "bạn" facebook. Với nhận thức đó, sẽ có rất nhiều những giải pháp để khai thác điểm mạnh và hạn chế điểm tiêu cực của facebook.

chọn
Hình ảnh cầu Tam Tòa nối Nam Định - Ninh Bình sau 7 tháng thi công
Cầu Tam Tòa vượt sông Đáy trên tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình sau 7 tháng thi công đã dần thành hình.