Nhận chìm 1 triệu m3 bùn: Yêu cầu đánh giá toàn diện tác động môi trường

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu đánh giá toàn diện tác động môi trường vụ "nhận chìm 1 triệu m3 bùn" ở  Bình Thuận.
nhan chim 1 trieu m3 bun yeu cau danh gia toan dien tac dong moi truong
Sơ đồ khu vực nhận chìm 1 triệu m3 bùn, cát xuống biển Vĩnh Tân. Ảnh: P.N/Zing

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 7732/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc "nhận chìm 1 triệu m3 bùn" của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì phối hợp các bên liên quan xem xét, đánh giá toàn diện tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường trong việc "nhận chìm 1 triệu m3 bùn".

Được biết, đây là khối lượng vật, chất nạo vét từ vũng quay tàu, khu nước trước bến cảng chuyên dùng của Công ty TNHH Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát lại các nội dung liên quan của Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án nhận chìm ở biển đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, chấp thuận; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Trước đó, ngày 23/6/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm vật liệu nạo vét.

Khu vực biển được cấp phép đổ bùn nằm gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong, là một trong 16 khu bảo tồn biển của cả nước.

Đây là nơi có quần thể san hô nguyên thủy dài hơn 2 km với gần 234 loại san hô; 34 loài thủy sinh vật quý hiếm nằm trong danh mục có nguy cơ tuyệt chủng và là bãi đẻ của rùa biển, đồi mồi.

nhan chim 1 trieu m3 bun yeu cau danh gia toan dien tac dong moi truong Hai đoàn tàu suýt tông nhau ở Bình Thuận: Sa thải, kỷ luật nhiều cá nhân

Trong vụ hai đoàn tàu suýt tông nhau ở Bình Thuận, Chi nhánh Khai thác đường sắt Sài Gòn đã đề xuất sa thải, kỷ ...

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.