Nhân viên chán việc nhưng cứ 'ôm khư khư ghế' ngày càng nhiều tại Việt Nam

Chiếm phần lớn danh sách những nhân tài có thể thất thoát dù đã chính thức gia nhập công ty là nhóm nhân viên “Zoombie”. Theo chuyên gia, hiện các nhân viên ít “vận động” này ngày càng tăng.

Giám đốc điều hành và Truyền cảm hứng Hạnh phúc của công ty chuyên về nhân sự Anphabe - bà Thanh Nguyễn, đã khẳng định như vậy tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2019 vừa diễn ra.

Thất thoát 99% nhân tài trước khi tuyển dụng

Bà Thanh cho biết hiện nhóm nhân viên "Zoobie" chiếm tới 29% nguồn nhân lực tại các công ty và con số này đang trên đà tiếp tục tăng trong những năm tới.

Đây là nhóm nhân viên ít hoặc không có nỗ lực trong công việc tuy nhiên vẫn muốn "giữ khư khư" chiếc ghế của mình mà không muốn ra đi. Theo bà Thanh, việc này ngày càng tạo ra nhiều thách thức về hiệu suất lẫn văn hóa của các doanh nghiệp.

Nhân viên chán việc nhưng cứ ôm khư khư ghế ngày càng nhiều tại Việt Nam - Ảnh 1.

29% nhân viên không nỗ lực nhưng vẫn không muốn ra đi tại các doanh nghiệp.

Trong khi đó, một nguồn mất mát nhân sự lớn của các doanh nghiệp hiện nay là có khoảng 17% nhân viên không nỗ lực và chấp nhận tìm kiếm một công việc mới.

Đặc biệt, một thất thoát đáng tiếc nhất của các doanh nghiệp trong khảo sát của Anphabe là có 5% nhân viên dù có phấn đấu trong công việc nhưng vẫn ra đi vì nhiều lí do.

"Xu hướng này khẳng định vai trò của việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng vững mạnh từ nội bộ để hạn chế thất thoát nhân tài sau khi gia nhập vào công ty", bà Thanh Nguyễn nói.

CEO Anphabe cũng khẳng định thêm không phải nhân viên đi làm rồi nghỉ việc mới là thất thoát, bởi các doanh nghiệp bấy lâu nay đã thất thoát một lượng lớn nhân tài trước khi họ gia nhập "ngôi nhà chung".

Cụ thể, có đến 34% thất thoát về nhận biết bởi nhân sự chưa từng nghe đến công ty hoặc không thích công ty đó dù bất kì giá nào. Trong số 66% quan tâm còn lại, có đến 53% ứng viên không quan tâm làm việc tại công ty trong tương lai.

Trong 13% ít ỏi còn lại, chỉ có 7% là sẵn sàng nộp đơn ứng tuyển. Tuy nhiên, số ứng viên nghiêm túc với công việc và quyết định chỉ 5%.

"Chưa kể, nếu nhân viên này nộp hồ sơ ứng tuyển tại nhiều công ty, thì cơ hội để doanh nghiệp lọt vào mắt xanh của họ chỉ còn 1%. Như vậy, một công ty trung bình có thể mất tới 99% nhân tài mục tiêu", bà Thanh Nguyễn nói.

Theo bà Thanh, ngay cả nhóm 10 thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất Việt Nam năm 2018 vừa công bố, gồm Vinamilk, Vietcombank, Nestle, Samsung, Viettel, Coca-Cola, Suntory Pepsico, Pepsico Foods, Techcombank, Mercedes Benz thì tỉ lệ này cũng lên đến 85% nhân sự ngành.

Có phải tiền thưởng là động lực lớn nhất?

Trước sự biến động tình hình nhân sự và số lượng "Zoombie" ít nỗ lực trong công việc ngày càng tăng, nhiều người cho rằng lương thưởng có thể giải quyết được vấn đề này. Cụ thể, lương và tiền thưởng sẽ là động lực để người lao động làm việc và cống hiến.

Nhân viên chán việc nhưng cứ ôm khư khư ghế ngày càng nhiều tại Việt Nam - Ảnh 2.

Tiền thưởng chưa phải là động lực lớn nhất để nhân viên nỗ lực.

Đại diện Tập đoàn Đất Xanh cho biết đây là vấn đề doanh nghiệp quan tâm và xem đó là một nguồn động lực để nhân viên cố gắng. Thưởng giúp nhân viên tự hào về những đóng góp tích cực và tiếp tục phấn đấu. Vì vậy, tập đoàn này có một quĩ dự phòng cho các khoản lương thưởng.

Tuy nhiên, ông cũng nói thêm bên cạnh thưởng tiền, một cách khuyến khích về lâu dài mà doanh nghiệp đang áp dụng là thưởng các khóa học đặc biệt để phát triển bản thân trong lâu dài.

Một doanh nghiệp khác cũng cho biết nếu cứ chăm chăm thưởng cho nhân viên thì sẽ đến lúc đuối sức, khi không còn nguồn kinh phí thì cũng là lúc nhân viên hết động lực làm việc.

Giám đốc điều hành và Truyền cảm hứng của Anphabe cho hay thông qua khảo sát hơn 75.000 người lao động có kinh nghiệm của 674 doanh nghiệp, 41% cho biết động lực làm việc đến từ lương thưởng, chức vụ, không gian văn phòng, danh tiếng công ty.

Tuy nhiên, 59% người được khảo sát cho rằng doanh nghiệp tạo ảnh hưởng lớn hơn sẽ nằm ở các phần thưởng tự thân như sức khỏe, tinh thần, tự chủ, kết nối và các hoạt động có ý nghĩa.

Như vậy, lương thưởng có tác động đến nỗ lực của người lao động nhưng chỉ ở mức giới hạn, tức cơ bản phải có và được cung cấp ở mức vừa đủ. Trong khi đó, các doanh nghiệp nên tạo nhiều động lực hơn về phần thúc đẩy thể chất, kĩ năng và tính gắn kết của người lao động.

Nhân sự trung, cao cấp đối diện nguy cơ mất việcNhân sự trung, cao cấp đối diện nguy cơ mất việc Siêu thị của tỉ phú Thái tất bật tìm nguồn hàng, tuyển nhân sự ViệtSiêu thị của tỉ phú Thái tất bật tìm nguồn hàng, tuyển nhân sự Việt Các nhân sự cấp cao của Facebook dứt áo ra điCác nhân sự cấp cao của Facebook dứt áo ra đi
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.