Công ti DeNa của Nhật Bản ngày 4/6 thông báo bắt đầu cung cấp dịch vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và internet vạn vật (IoT) với tên gọi "Drive Chart" nhằm ngăn ngừa các vụ tai nạn giao thông bằng cách phân tích hành vi lái xe của người điều khiển ô tô.
Theo DeNa, dịch vụ Drive Chart bao gồm một hệ thống camera và cảm biến kèm theo dịch vụ đám mây với giá ban đầu là 50.000 yên (khoảng 10 triệu đồng) kèm theo phí dịch vụ hàng tháng khoảng vài nghìn yên.
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). (Ảnh: Cellebrite).
Hệ thống camera và cảm biến sẽ có nhiệm vụ tập hợp dữ liệu về vị trí xe, tốc độ xe, khoảng cách giữa các xe, làn xe hay ánh mắt của người lái xe sau đó truyền thông tin này qua dịch vụ đám mây để hệ thống AI và IoT phân tích.
Hình ảnh và thông tin vị trí khi người lái xe có những hành vi lái nguy hiểm như tăng tốc đột ngột, phanh gấp hay đánh lái đột ngột sẽ được hiển thị trên xe nhằm giúp người lái xe điều chỉnh hành vi lái của bản thân.
Trong khi đó, các nhà quản lý giao thông cũng nhanh chóng nắm bắt được thông tin về hành vi lái xe, từ đó có thể trao đổi hay hỗ trợ người lái xe vận hành xe an toàn.
Trong thời gian tới, DeNa dự định sẽ trang bị tính năng cảnh báo va chạm và chống buồn ngủ cho lái xe.
Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. (Ảnh: Cellebrite).
Dịch vụ Drive Chart đã được thử nghiệm trên 1.000 xe taxi và 500 xe tải từ tháng 4-10/2018 và mang lại hiệu quả rõ rệt khi số vụ tai nạn với taxi và xe tải lần lượt giảm 25% và 48% so với trung bình cùng kỳ của 5 năm trước đó. Chi phí sửa xe do các vụ tai nạn gây ra cũng giảm từ 40-90%.
Trong thời gian trước mắt, dịch vụ Drive Chart sẽ hướng tới các hãng kinh doanh dịch vụ vận tải taxi và xe tải, sau đó sẽ dần mở rộng tới người tiêu dùng thông thường.
Công ti DeNa của Nhật Bản ngày 4/6 thông báo bắt đầu cung cấp dịch vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và internet vạn vật (IoT) với tên gọi "Drive Chart". (Ảnh: TES Information Technology).
Theo Sách Trắng về an toàn giao thông do Chính phủ Nhật Bản phát hành, số vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc trong năm 2017 là khoảng 472 nghìn vụ, trong đó các xe dịch vụ gây ra trên 32 nghìn vụ tai nạn.
Tuy nhiên, một số báo cáo gần đây cho thấy số vụ tai nạn giao thông đang có xu hướng giảm dần nhờ vào việc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ lái.
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science).
Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.
Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.
Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…
Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của tin học.
Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc.
Trí tuệ nhân tạo nhằm trợ giúp hoặc thay thế con người trong một lĩnh vực nào đó.