Nhiều địa phương chưa đảm bảo cân đối thu - chi NSNN

Theo kết quả giám sát Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCMNS), báo cáo của tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh cho thấy, có khả năng hụt thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên hai địa bàn.
 

Theo kết quả giám sát của TCMNS), tỉnh Hải Dương ước thực hiện thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018 trên địa bàn đạt 27,5% dự toán. trong đó, thu nội địa ước thực hiện bằng 106,9% dự toán, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu chỉ đạt 62,5% dự toán.

Trong thu nội địa, có nhiều khoản thu đạt và vượt dự toán lớn: thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trung ương đạt 109,8% dự toán, thu từ khu vực DNNN địa phương đạt 133,3% dự toán, thu tiền sử dụng đất đạt 2358,6% dự toán; thu khác ngân sách đạt 150% dự toán, thu cấp quyền khai thác tải nguyên khoáng sản đạt 148,7% dự toán....

Ước thực hiện thu NSNN của tỉnh Quảng Ninh cũng tăng 6% so với dự toán trung ương giao. Trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 134% dự toán, thu nội địa đạt 100% dự toán. Một số khoản thu nội địa của địa phương này có mức vượt khá lớn so với dự toán từ thu từ tiền sử dụng đất (bằng 166% dự toán), thu từ khu vực ngoài quốc doanh (bằng 125% dự toán).

Cũng theo TCMNS, báo cáo của tỉnh Hải Dương cho thấy có khả năng hụt thu NSNN trên địa bàn.

Tỉnh Quảng Ninh nếu loại trừ thu từ đất, xổ số kiến thiết và lợi nhuận còn lại, thì thu từ nội địa chỉ đạt 98% dự toán.

Trong đó, hụt thu thường xuyên chủ yếu từ ngân sách cấp tỉnh, gây khó khăn trong việc bảo đảm cân đối NSNN tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên đã đề ra.

Công tác xử lí hụt thu tại hai tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn do sau khi sử dụng hết các nguồn tài chính hợp pháp khác vẫn không bảo đảm bù đắp hụt thu, phải cơ cấu, sắp xếp lại nhiệm vụ chi, giảm số chi đã bố trí từ cân đối ngân sách địa phương (NSĐP).

Qua giám sát thực tế, việc tăng thu từ đất chủ yếu phát sinh tại cấp huyện, xã, không thể bù đắp hụt thu của ngân sách cấp tỉnh. Do vậy, việc xử lý bù hụt thu gặp khó khăn.

Một số khoản thu nội địa của hai tỉnh vẫn còn tập trung vào một vài công ty lớn hoặc một số lĩnh vực, chưa trải đều trên các ngành, lĩnh vực.

Cụ thể, tỉnh Hải Dương có 13 khoản thu nội địa đạt và vượt dự toán, hai khoản thu không đạt dự toán, đó là thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Việc không đạt dự toán của hai khoản thu này phụ thuộc nhiều vào công ty TNHH Ford Việt Nam và CTCP thép Hòa Phát, kéo theo nhiều rủi ro trong việc cân đối thu ngân sách.

Theo kết quả giám sát, thu NSNN ở tỉnh Quảng Ninh phụ thuộc rất nhiều vào khu vực DNNN Trung ương hoạt động trong lĩnh vực ngành than (chiếm 80 - 86% tổng thu khối DNNN Trung ương).

Việc hụt thu NSĐP cũng một phần do việc giao dự toán vượt quá khả năng thu: tỉnh Quảng Ninh có khoảng 418 tỉ đồng thu cấp quyền khai thác khoáng sản không có địa chỉ thu ngân sách.

Về chi ngân sách nhà nước, TCMNS cho thấy, trong điều hành chi ngân sách, các địa phương đã ưu tiên sử dụng ngân sách chi cho đầu tư phát triển.

Cụ thể, ngoài nguồn vốn thu từ đất, xổ số kiến thiết, Tỉnh Quảng Ninh đã chủ động thục hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo quy định đề bố trí tăng chỉ đầu tư phát triển. Ngân sách bố trí cho chi đầu tư phát triển (ĐTPT) của tỉnh ước thực hiện năm 2018 bằng 2,94 lần dự toán. Chi ĐTPT trong tổng chỉ NSĐP của tỉnh Hải Dương cũng bình quân trên 27%.

Tuy nhiên, tiến độ giải ngân một số nguồn vốn ở cả hai tỉnh còn chậm, tạo áp lực cho những tháng cuối năm.

Ở tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ giải ngân 7 tháng đầu năm của Chương trình MTQG nông thôn mới đạt I6%; Chương trình I35 đạt 46%, chi thường xuyên đạt 33%.

Tiến độ giải ngân vốn TPCP của tỉnh Hải Dương đến 31/8/2018 mới đạt 35,9% kế hoạch được giao; phần vốn ước ngoài phân bố cho hai dự án y tế có tiến độ giải ngân rất thấp, giải ngân được 391 triệu đồng/5.412 triệu đồng được giao; phần vốn hỗ trợ người có công với cách mạnh về nhà ở vẫn chưa được phân bổ chi tiết.

Tỉnh Hải Dương ước chỉ đầu tư phát triển năm 2018 tăng 142% dự toán, chi thường xuyên tăng 18,6% so với dự toán.

Công tác thu hồi nợ đọng thuế ở hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh còn nhiều khó khăn do nhiều doanh nghiệp nợ thuế đến nay đã không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, có doanh nghiệp đã giải thể nhưng không nằm trong diện được xóa nợ thuế....

Tính đến ngày 31/7/2018, tỉnh Hải Dương có tổng nợ thuế 907 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng thu là 385 tỷ đồng, chiếm 42,4% tổng nợ thuế; ước số nợ thuế có khả năng thu đến 31/12/2018 là 377,3 tỷ đồng.

nhieu dia phuong chua dam bao can doi thu chi nsnn Ông Nguyễn Thành Phong: TP HCM mỗi ngày phải thu 1.200 tỷ đồng

Chủ tịch UBND TP HCM khẳng định chính quyền sẽ hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tăng trưởng kinh tế, giải quyết ...

nhieu dia phuong chua dam bao can doi thu chi nsnn Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch thành phố Pleiku

Ngày 1/1/2018, nguồn tin của Tiền Phong cho biết 7 phòng, ban, các trường học trực thuộc và 9 xã, phường của UBND thành phố ...

nhieu dia phuong chua dam bao can doi thu chi nsnn Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Siết chặt chi tiêu, một xu cũng không để thất thoát

Chủ tịch Hà Nội nêu vấn đề các quận huyện có tình trạng cuối năm ồ ạt cho đào đường, và yêu cầu siết chặt ...

chọn
Đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển qua huyện Nam Trực sau 16 tháng thi công
Tuyến đường Nam Định - Lạc Quần - Đường ven biển đang xây dựng qua huyện Nam Trực thuộc địa bàn các xã Nam Cường, Hồng Quang, Nam Hùng, Nam Hoa, Nam Hồng và Nam Thanh.