Nhiều 'điểm nóng' về thiếu nước sạch

Hàng loạt các vụ khiếu nại của người dân về thiếu nước sạch, nước nhiễm bẩn thời gian gần đây tại các khu đô thị cho thấy mục tiêu đến năm 2020 toàn bộ người dân thành phố được sử dụng nước sạch xem ra còn xa vời. Nhiều vùng ngoại thành người dân phải dùng nước không đảm bảo vệ sinh...
nhieu diem nong ve thieu nuoc sach
Ðoàn giám sát Ban Ðô thị HÐND thành phố kiểm tra công trình cấp nước sạch trên địa bàn xã Thanh Lâm (Mê Linh, Hà Nội). (Ảnh: Trường Phong).

Nhiều địa bàn “trắng” nước sạch

Có 16 xã và 2 thị trấn với hơn 53 nghìn hộ dân, nhưng hiện nay, huyện Mê Linh mới chỉ có khoảng hơn 6 nghìn hộ được cấp nước sạch. Ngay cả ở 2 thị trấn Quang Minh và Chi Đông, vẫn còn khoảng 905 hộ chưa được sử dụng nước sạch. Với 16 xã còn lại, mới có 805 hộ trong tổng số hơn 47 nghìn hộ được cấp nước sạch.

Nói là nước sạch, nhưng nguồn nước được lấy từ Trạm cấp nước sạch xã Thanh Lâm, đã xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ 20. Được biết, trạm cấp nước này, dù cũ nhưng vẫn hoạt động được, nhưng tình hình hoạt động, bảng biểu chi tiết các thông số liên quan đến vận hành, chất lượng nước không được đảm bảo thường xuyên.

Tại huyện Gia Lâm, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt cao hơn nhiều so với Mê Linh, tuy nhiên, vẫn còn những địa bàn “trắng” nước sạch. Cụ thể, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Trương Văn Học, huyện có 2 thị trấn, 20 xã với tổng số dân khoảng hơn 270 nghìn người. Đến nay, 18/22 xã, thị trấn đã được cấp nước sạch, chiếm hơn 70,1%. Tuy thế, chủ yếu nước được cấp là từ các trạm cấp nước cục bộ.

Cụ thể, có 5 công trình tập trung từ nguồn vốn mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chương trình 134, 135... trong đó 2 công trình hoạt động ổn định, 3 công trình đang triển khai. 4 xã gồm Lệ Chi, Kim Sơn, Văn Đức, Trung Mầu vẫn “trắng” nước sạch.

Trong khi, một số xã mặc dù được tiếng là dùng nước sạch, nhưng tiến độ dự án chậm, hiện mới chỉ có một phần nhỏ hộ dân trong xã được dùng nước sạch như xã Ninh Hiệp 1.300/4.100 hộ (đạt khoảng 32%). Xã Kim Lan cũng mới chỉ đạt 483 hộ/1.543 hộ (chiếm 31,3%)...

Dường như, việc khát nước sạch là tình hình chung ở ngoại thành Hà Nội. Đơn cử, thời gian gần đây, người dân của 3 toà chung cư thuộc khu đô thị Tân Tây Đô, nằm trên địa bàn xã Tân Lập (Đan Phượng) phải căng băng rôn kêu cứu vì không có nước sạch. Theo lãnh đạo huyện Đan Phượng, do đầu tư trạm cấp nước trên địa bàn chậm tiến độ nên chủ đầu tư cấp một tự triển khai một trạm cấp nước cho khu đô thị.

Xây dựng xong, chủ đầu tư lại giao cho một đơn vị khác vận hành, dẫn đến tình trạng nước bị ô nhiễm, hàm lượng asen, amoni cao... không sử dụng được. Ngay cả người dân xã Tân Lập, hiện đang sử dụng nước từ Nhà máy cung cấp nước sạch xã Tân Lập của Cty TNHH Long Long cũng muốn chuyển đổi sang nước sạch sông Đà vì lo chất lượng nước được xử lý từ nước ngầm. Theo báo cáo, trên địa bàn huyện, mới chỉ có gần 12 nghìn hộ dân được cấp nước sạch.

Tại nhiều huyện ngoại thành khác tình trạng thiếu nước sạch kéo dài và chưa có phương án khắc phục khả thi. Một số trạm xử lý và cấp nước sạch được xây dựng nhưng công suất rất nhỏ và chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn. Tại huyện Đông Anh, nhiều xã có tỷ lệ hộ chăn nuôi cao nhưng cũng chưa có hệ thống nước sạch, người dân vẫn phải sử dụng nước giếng khoan rất ô nhiễm. Mới đây, ở vùng ngập lụt thường xuyên như Chương Mỹ, theo tìm hiểu của Tiền Phong, hiện người dân cũng không có nước sạch được sử dụng. Bà con vẫn phải sử dụng nước giếng khoan, nước giếng khơi, ngay cả thời điểm sau trận lụt hàng tháng trời. Ngay trước đó, người dân khu đô thị Mỗ Lao (quận Hà Đông) cũng khốn khổ do tình trạng thiếu nước sạch kéo dài...

Cần sự hợp tác của người dân

Là địa bàn mới có hơn 10% hộ dân được sử dụng nước sạch, ông Bùi Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, qua khảo sát của UBND huyện, người dân trên địa bàn đang hàng ngày mong sớm triển khai các dự án cung cấp nước sạch, rất ủng hộ khi các doanh nghiệp về triển khai lắp đặt các đường ống cấp nước. Vì thế, UBND huyện sẽ phối hợp với các chủ đầu tư triển khai các dự án cấp nước trên địa bàn, tuyên truyền vận động người dân trong sử dụng nước sạch. Sau khi lựa chọn nhà thầu thi công, UBND huyện sẽ họp với các xã có dự án đi qua để vận động nhân dân ủng hộ không chỉ trong quá trình thi công mà trong cả khi sử dụng, bảo vệ đường ống suốt quá trình dự án cấp nước trên địa bàn. “Chúng tôi sẽ đồng hành với doanh nghiệp cấp nước sạch, thậm chí sẽ tổ chức kiểm tra sức khỏe cho người dân vào thời điểm trước và sau quá trình khi sử dụng nước sạch”, ông Quang nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, phải có chính sách khuyến khích, động viên các hộ dân trên địa bàn dùng nước sạch. Ví dụ như việc chênh lệch giá nước giữa hai địa bàn khác nhau cũng có thể khiến người dân băn khoăn. “Có những chỗ chúng tôi triển khai mấy trăm mét đường ống, nhưng vào chỉ sử dụng được 1- 2 hộ”, ông Hoàng nói.

Ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Ðô thị HÐND thành phố Hà Nội cho rằng, một nguyên nhân quan trọng là đầu tư các công trình cấp nước không đồng bộ giữa các địa bàn, nhất là chưa tạo lập được niềm tin của người dân về chất lượng nước do một số dự án cung cấp.
nhieu diem nong ve thieu nuoc sach Biệt thự mọc trên đất rừng Vĩnh Phúc: Giám đốc công ty Kim Long nói gì?

Giám đốc công ty Kim Long cho hay, công ty khoán cho các hộ dân để trồng cây ăn quả, tuy nhiên một số hộ ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.