Chung cư Thanh Hà do Tập đoàn Mường Thanh làm chủ đầu tư gồm 3 khu chung cư: M1, HH01, HH02 cách nhau vài trăm mét. Thế nhưng, nguồn nước ở cả ba khu chung cư này đều có vấn đề.
Từ khi Mường Thanh mở bán đợt đầu tiên vào cuối năm 2016, nhiều cư dân đã dọn vào sinh sống và phát hiện những điều bất thường về nguồn nước. Theo các cư dân, nước có màu vàng, thỉnh thoảng có mùi tanh, sau khi thau bể lại có màu xanh, đóng cặn tại các bồn chứa nước,…
Ngay trong năm 2016, cư dân tại đây đã tự bỏ tiền túi để đi xét nghiệm nước, và kết quả cho ra chỉ số Pecmanganagat vượt giới hạn cho phép 2,8 lần; Nitrit cao hơn gấp 9,86 lần giới hạn và đặc biệt là chỉ số Asen vượt ngưỡng 2,5 lần giới hạn cho phép.
Nước luôn có màu vàng như thế này, dù đã qua hệ thống lọc |
Được biết Asen là một á kim có màu xám bạc và Asen rất độc khi ở dạng hợp chất. Trong tự nhiên, Asen nằm ở lớp trầm tích của vỏ trái đất do vậy nó thường có mặt trong các tầng nước ngầm và nước bề mặt.
Khi Asen thâm nhập hàng ngày vào cơ thể kể cả ở hàm lượng thấp cũng gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như: gây hoại tử các vết loét ở tay, chân, làm rối loạn sắc tố da, sừng hóa gan bàn tay, thậm chí liên quan đến bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư bàng quang, ung thư gan.
Chính điều này đã khiến cư dân hết sức lo lắng cho sức khỏe của mình. Trước sức ép của cư dân, sau rất nhiều lần kiến nghị với chủ đầu tư thì sang đến năm 2017, Mường Thanh có sửa chữa khắc phục nhưng vẫn không triệt để.
Cụ thể, theo kết quả xét nghiệm nước vào tháng 10/2017 với các mẫu nước lấy tại nhà máy nước cao gấp 4,2 lần, tại nhà dân là 3,67 lần và tại bể chứa nước của chung cư là 3,69 lần giới hạn Asen cho phép có trong nước sinh hoạt. Như vậy, sau hoạt động sửa chữa của Mường Thanh, hàm lượng Asen không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể.
Kết quả xét nghiệm nước năm 2017 |
Điều đáng nói ở đây, cả hai năm 2016 và 2017, cư dân đều tự bỏ tiền ra để xét nghiệm nước, qua đó cho thấy sự thờ ơ của Mường Thanh trước những bức xúc và lo lắng của cư dân.
“Khi chúng tôi treo băng rôn thì ban quản lý tòa nhà đã có hành động rất chợ búa là cắt nước sinh hoạt của cư dân với lý do: chê bẩn thì không cung cấp nước cho nữa”, một cư dân cho biết. Sau khi đã kiến nghị nhiều lần trong suốt gần ba năm trời sống chung với nguồn nước bẩn nhưng không được chủ đầu tư giải quyết thỏa đáng, cư dân đã tiến hành treo băng rôn phản đối ở cả ba khu nhà.
Băng rôn treo đỏ ba khu chung cư |
“Một số băng rôn của chúng tôi bị tháo gỡ xuống trong đêm, khi hỏi bảo vệ thì nhận được câu trả lời: không biết mà biết cũng không dám nói”, cư dân chia sẻ.
Trong khi đó, ban quản lý đã gặp anh Phương, căn hộ 254M1B để yêu cầu gỡ băng rôn xuống.
Ngoài ra, khi ban đại diện cư dân đi kiểm tra thì phát hiện bể chứa nước ngầm của chung cư không có chống thấm, chứa nhiều rác thải dưới đáy, đáy bể ngầm hở cả sắt và thành bể bị nứt. Sau khi cư dân ghi nhận được và đăng tải lên mạng xã hội thì chủ đầu tư đã không còn cho cư dân xuống khu vực bể ngầm nữa.
Về đơn vị cung cấp nguồn nước, ban đầu là Công ty Nhất Phát cung cấp nguồn nước, sau khi xét nghiệm lượng asen cao, cư dân phản đối thì ngày 18/5/2018 ban quản lý có thông báo thay đổi nhà cung cấp nước, ngừng hợp đồng với nhà máy nước Nhất Phát và ký hợp đồng với Nhà máy nước Hà Đông.
Bảo vệ ngăn cản không cho cư dân tiếp cận khu vực bể ngầm và được ngăn lại kín khi sửa chữa |
Thế nhưng, đến nay nhân viên công ty Nhất phát vẫn thu tiền nước, cư dân yêu cầu Nhà máy nước Thanh Hà cung cấp hóa đơn thanh toán nước với Nhà máy nước Hà Đông thì trả lời chưa có hóa đơn. Như vậy ở đây nguồn nước vẫn chưa rõ ràng là đơn vị nào cấp.
Sau khi chủ đầu tư thau rửa thì nước có màu xanh lạ như thế này |
Cá chết sau khi thay nước mới |
Hiện tại, sau hai lần sửa chữa của chủ đầu tư Mường Thanh, kết quả xét nghiệm mẫu nước mới nhất vẫn có hàm lượng Asen ở mức 0,021mg/L, cao gấp 2,1 lần so với mức 0,01mg/L Bộ Y tế cho phép.
Theo như cư dân cho biết, rất nhiều người sống trong Thanh Hà bị các bệnh ngoài da như nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, đau mắt, viêm đường tiết niệu… đặc biệt là trẻ nhỏ.
Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp tạm thời là cư dân tự bỏ tiền lắp đặt các bộ lọc nước, có giá giao động từ 6-10 triệu đồng/chiếc, ngoài ra chưa kể tiền điện, chi phí bảo trì, bảo dưỡng.
Khắc phục tạm thời, người dân phải tự lắp các loại máy lọc nước như thế này |
Quảng cáo máy lọc nước dán dọc con đường vào khu chung cư |
Hiện tại, giá nước tại Thanh Hà rơi vào khoảng 7.000 đồng/1m3 nước, đây là giá nước sạch chung cho TP Hà Nội, tuy nhiên, những gì mà người dân nhận được thì chả “sạch” chút nào.
Chúng tôi sẽ thông tin về sự việc.
Chung cư bạc tỷ ở KĐT Thanh Hà căng băng rôn đỏ rực vì cần nước sạch
Hàng trăm hộ dân ở KĐT Thanh Hà (Hà Nội) căng băng rôn đỏ rực phản đối chủ đầu tư, yêu cầu được cung cấp ... |
Đà Nẵng tạm ngừng cung cấp nước sạch toàn thành phố trong sáng 17/6
Nguyên nhân của việc tạm ngừng cung cấp nước sạch là để cắt điện, phục vụ thi công xây mới trạm cung ứng nước tại ... |
Vụ nước sạch chung cư dính bể phốt: Dân vẫn 'hãi' chưa dám dùng
Sau một tuần sự việc các bể nước sinh hoạt Khu chung cư Xuân Mai Riverside (đường Thanh Bình, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, ... |
Nhà máy trăm tỉ bỏ hoang, hàng ngàn dân thiếu nước sạch
Khởi công xây dựng năm 2015 với tổng vốn đầu tư 100 tỉ đồng, nhưng sau khi xây dựng được 60% khối lượng, nhà máy ... |
Thời sự 10:55 | 23/12/2018
Thời sự 14:30 | 10/12/2018
Thời sự 05:15 | 10/12/2018
Pháp luật 07:00 | 17/11/2018
Pháp luật 01:14 | 14/11/2018
Pháp luật 04:00 | 13/11/2018
Pháp luật 02:41 | 12/11/2018
Pháp luật 04:04 | 10/11/2018