Hồi giữa tháng 2, lực lượng chuyên trách chống dịch COVID-19 của chính phủ tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc gửi công văn khẩn tới các bệnh viện. Công văn yêu cầu họ đảm bảo mọi bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 uống trà thảo dược trong vòng 24 giờ.
Giới chuyên gia y tế Trung Quốc nhất trí rằng thảo dược có thể và nên đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19.
Hơn 92% bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc điều trị bằng thuốc cổ truyền kết hợp với Tây y, theo các quan chức y tế Trung Quốc.
Trong một thử nghiệm lâm sàng với 102 bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ ở thành phố Vũ Hán, những người điều trị bằng cả thuốc cổ truyền và thuốc Tây được so sánh với những bệnh nhân chỉ dùng Tây dược.
Kết quả cho thấy tỉ lệ người dùng liệu pháp kết hợp khỏi bệnh cao hơn 33% so với nhóm chỉ dùng Tây dược, theo China Daily.
Với một thử nghiệm lâm sàng với ca bệnh nặng hơn, bệnh nhân điều trị bằng cả thuốc cổ truyền lẫn thuốc Tây rời bệnh viện sớm hơn so với nhóm chỉ dùng Tây dược, đồng thời nồng độ oxy và số lượng bạch huyết bào trong máu – những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của bệnh nhân – đều cao hơn nhóm kia.
Khả năng diệt virus của thảo dược là chủ đề tranh luận sôi nổi trong giới khoa học. Virus không sống như một sinh vật độc lập như tế bào vi khuẩn nên tiêu diệt chúng là việc khó. Khi vào cơ thể, virus truyền mã gene lạ và nhân đôi nhanh chóng, gây nên các tổn thương khiến sức khỏe con người giảm.
Can thiệp vào gene của con người để quét sạch virus bên trong là cơ chế hoạt động của thuốc kháng virus. Phần lớn nhà sinh học không tin thực vật không có cơ chế ấy.
Song giới nghiên cứu cũng có nhiều bằng chứng về tính hiệu quả của các loại thảo mộc trong điều trị kháng virus. Mặc dù COVID-19 vẫn lây lan, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một số kết quả ban đầu đầy triển vọng từ các quan sát lâm sàng.
Ông Zhang Boli, thành viên của hội đồng chuyên gia tư vấn cho chính phủ, từng nói hồi giữa tháng 2 rằng các bác sĩ tại Quảng Châu đã điều trị hơn 50 bệnh nhân bằng liệu pháp kết hợp Đông y với Tây dược và sau đó không ai có triệu chứng nghiêm trọng.
"Bệnh nhân điều trị kết hợp ở Thượng Hải thường mất 7 hoặc 8 ngày để có kết quả âm tính. Thời gian ấy có thể tăng lên 10 ngày nếu họ không dùng thảo dược cùng thuốc Tây", vị chuyên gia 72 tuổi, hiện là Chủ tịch Đại học Y học cổ truyền Thiên Tân, tiết lộ.
Ở Trung Quốc đại lục, nơi khoảng một nửa số bệnh nhân trong hệ thống y tế quốc gia uống thảo dược, các bác sĩ nhận thấy liệu pháp kết hợp thuốc Tây và thảo dược khiến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, tỉ lệ tử vong và tác dụng phụ giảm khá nhiều.
Không chỉ Trung Quốc, mà người dân nhiều nước châu Âu cũng tin tưởng tác dụng của thuốc y học cổ truyền để điều trị COVID-19.
Ở Australia và Mỹ, các tiệm thuốc Đông y lâm vào tình trạng quá tải do nhu cầu mua thảo dược tăng vọt. Thậm chí ở Australia, các chủ tiệm thuốc phải giới hạn số thang thuốc mà mỗi khách hàng có thể mua.
Các bác sĩ Đông y Trung Quốc đã sử dụng nhiều bài thuốc y học cổ truyền nổi tiếng để điều trị bệnh nhân COVID-19 như Linh Hoa Thanh Can, Tuyết Bích Tịnh, Liên Hoa Thanh Ôn, Huyền Phi Bách Đỗ.
Hạ khô thảo, kim ngân, cam thảo là 3 thành phần thảo dược tồn tại trong khá nhiều bài thuốc dành cho bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc. Chúng đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, hạ sốt.
Chẳng hạn, Linh Hoa Thanh Can là một trong 6 bài thuốc cổ truyền mà giới Đông y Trung Quốc sử dụng để điều trị bệnh nhân COVID-19. Ra đời trong năm 2009 để chống dịch cúm gia cầm, nó gồm 13 loại thảo dược - như kim ngân, bạc hà, cam thảo.
Khi vào cơ thể bệnh nhân, Linh Hoa Thanh Can có tác dụng thanh nhiệt và làm sạch phổi, tăng mật độ bạch huyết bào, ngăn chặn cơ thể bệnh nhân chuyển sang trạng thái nặng hơn. Bài thuốc này đặc biệt hiệu quả với những bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng nhẹ và trung bình.
Điểm thú vị là cam thảo, kim ngân hay hạ khô thảo đều là những loài cây phân bố ở Việt Nam và chúng cũng đóng vai trò quan trọng đối với các bài thuốc y học cổ truyền ở nước ta.
Chẳng hạn, cây kim ngân sinh trưởng ở một số tỉnh miền Bắc và khu vực Tây Nguyên. Hay hạ khô quả cũng được phát hiện và khai thác ở các vùng cao phía Bắc như Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) hay Hà Giang.
Hôm 17/3, Bộ Y tế gửi công văn tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Y tế Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; bệnh viện y học cổ truyền; khoa y học cổ truyền bệnh viện đa khoa, chuyên khoa; cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyển.
Nội dung công văn nói về việc tăng tăng cường phòng, chống viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bằng các phương pháp y học cổ truyền (YHCT) kết hợp với y học hiện đại để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do COVID-19 gây ra.
Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân cũng đã chú tâm hơn trong việc tăng sức đề kháng để ngừa COVID-19.
Lê Hải Yến, một dược sĩ ở Hà Nội, chuyển sang uống trà thảo mộc hàng ngay từ khi biết công dụng ngừa COVID-19 của đông dược. Theo chị, trà thảo dược là một lựa chọn phù hợp, bởi giá thành rẻ và tiện dụng.
Chị mua những loại trà thảo mộc quen thuộc, như trà thanh nhiệt Dr Thanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát vì sản phẩm chứa một số loại thảo dược như hạ khô thảo, kim ngân hoa, cam thảo, là những dược liệu người Trung Quốc đã dùng khá thành công để chống COVID-19.
"Trước đây tôi từng uống trà Dr Thanh để thanh nhiệt, tăng cường sức khỏe, ngừa một số bệnh tật. Giờ đây, tôi uống nó mỗi ngày để ngừa COVID-19", chị Yến nói.