Nhìn lại năm 2020 đầy thách thức của thị trường cà phê thế giới

Trong năm 2020, giá cà phê ở mức thấp luôn là mối lo ngại chung của các nhà sản xuất cà phê trên toàn cầu. Bên cạnh đó, không chỉ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19, người trồng cà phê còn phải đối mặt với tình trạng đói nghèo, mất an ninh lương thực trong thời gian dài.
Nhìn lại năm 2020 - Một năm đầy thách thức với thị trường cà phê - Ảnh 1.

Nhìn lại năm 2020 - Một năm đầy thách thức với thị trường cà phê thế giới (Ảnh: DailyCoffeeNews)

Các nhà bán lẻ, nhà rang xay cà phê, thương nhân, tập đoàn đa quốc gia hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, người trồng cà phê quy mô nhỏ còn phải đối mặt với tình trạng đói nghèo, mất an ninh lương thực và thực trạng bỏ ruộng gia tăng.

Ước tính thiệt hại gây ra bởi cơn bão xuất hiện từ khu vực trồng cà phê của Honduras và Nicaragua

Theo ước tính ban đầu, hơn 10.000 hecta đất canh tác cà phê đã bị thiệt hại chỉ riêng ở Honduras và Nicaragua do các cơn bão Eta và Iota gây ra.

Báo cáo từ tập đoàn cà phê quốc gia Honduras CONCAFE cho biết, các trận bão đã ảnh hưởng đến 60% các vùng trồng cà phê và 14 trong số 15 sở sản xuất cà phê của nước này.

Theo ICO, tổng diện tích đất trồng cà phê bị thiệt hại hoàn toàn ước tính là 3.409 hecta và thiệt hại một phần là 4.144 hecta. ICO dự báo tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Honduras trong niên vụ 2020 - 2021 có thể giảm đi 3%.

Mỹ, Đức và Bỉ cho đến nay là ba nước nhập khẩu cà phê lớn nhất từ Honduras - nơi sản xuất chỉ hơn 5% lượng cà phê nhân của thế giới và dự kiến sẽ là quốc gia sản xuất arabica lớn thứ 4 hoặc thứ 5 trên thế giới vào năm 2020.

Tại Nicaragua, các nhà chức trách chính phủ ước tính hơn 3.400 hecta đồn điền cà phê đã bị thiệt hại ở các vùng trồng trọt của Jinotega, Matagalpa, Boaco, Estelí, Madriz và Nueva Segovia, theo ICO.

Phiên đấu giá Cup of Excellence của Ethiopia lập kỷ lục với mức giá 1,34 triệu USD

Những người mua cà phê xanh từ khắp nơi trên thế giới đã trả số tiền cao nhất tại phiên đấu giá Ethiopia Cup of Excellence (CoE), với tổng 1,34 triệu USD cho 28 lô cà phê.

Loại cà phê có mức giá cao nhất tại sự kiện được mua bởi nhóm các công ty bao gồm Maruyama Coffee (Nhật Bản, Mỹ), Cometeer ( Mỹ), Goodboybob Coffee Roasters (Mỹ), Difference Coffee (UK), Harrods (UK), Orsir Coffee (Đài Loan).

Mức giá cao ngất ngưởng này được đưa ra phiên đấu giá bất chấp lo ngại gần đây rằng một trong những loại cà phê đầu tiên phải chịu ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế gây ra bởi đại dịch COVID-19 có thể là cà phê đặc sản cao cấp, có thể truy xuất nguồn gốc.

Quỹ bình ổn giá cà phê 64 triệu USD của Colombia

Chính phủ Colombia đã chính thức khởi động Quỹ bình ổn giá cà phê để hỗ trợ hàng trăm nghìn nông dân trồng cà phê của nước này trước sự biến động của thị trường hàng hóa.

Các nhà quản lý quỹ bao gồm các thành viên cấp cao của Liên đoàn Cà phê Colombia (FNC), và các bộ nông nghiệp, thương mại và tài chính.

Quỹ bình ổn giá sẽ đảm bảo người trồng cà phê nhận được mức giá hợp lý dựa trên các phân tích về chi phí sản xuất địa phương, đồng thời cho phép họ tập trung vào việc cải tiến chất lượng để có thể thu hút sự quan tâm từ các thị trường cà phê đặc sản.

Nhìn lại năm 2020 - Một năm đầy thách thức với thị trường cà phê thế giới - Ảnh 2.

Ảnh: DailyCoffeeNews

Nespresso đưa ra kế hoạch chống lại lao động trẻ em

Vào tháng 3/2020, Nespresso đã công bố kết quả điều tra nội bộ về tình trạng sử dụng lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng cà phê ở vùng Fraijanes của Guatemala.

Công ty thuộc sở hữu của Nestlé này cho biết trong số 374 trang trại cà phê tại Fraijanes, ba trang trại bị phát hiện lạm dụng lao động trẻ em, vi phạm tiêu chuẩn quốc tế và chương trình chứng nhận bền vững AAA của chính công ty.

Kế hoạch bao gồm tăng gấp đôi số lượng nhà nông học Nespresso ở Guatemala; tiến hành kiểm tra các đồn điền mà không báo trước; mở rộng một dự án thí điểm bao gồm các không gian thân thiện với trẻ em trong các trang trại cà phê; tăng cường giáo dục và tiếp cận cộng đồng; và lập đường dây nóng để báo cáo các vấn đề về lao động.

Nhìn lại năm 2020 - Một năm đầy thách thức với thị trường cà phê thế giới - Ảnh 3.

Ảnh: DailyCoffeeNews

Nông dân miền Đông nước Cộng hòa Dân chủ Congo vượt khó để sản xuất cà phê

Ngoài những thách thức điển hình mà người trồng cà phê trên toàn thế giới phải đối mặt, nông dân ở Bắc Kivu, miền Đông Cộng hòa Dân chủ Congo, niên vụ 2019 - 2020 đã phải gánh chịu hậu quả của các cuộc tấn công vũ trang, lũ lụt và sạt lở đất, dịch bệnh Ebola và sau đó là đại dịch Covid-19.

Trong nhiều thập kỷ qua, cà phê ở khu vực này được mua bởi những người trung gian với giá thấp trước khi buôn lậu qua biên giới đến Uganda. Do đó, việc cải tiến chất lượng lâu dài không được chú trọng.

Tuy nhiên, giờ đây khi thị trường mới được tạo ra, nông dân hướng tới cải thiện năng suất lâu dài, đồng thời gia tăng sản xuất lương thực và các loại cây trồng khác để đảm bảo nguồn thu nhập quanh năm.

Guatemala rời khỏi Tổ chức cà phê quốc tế

Ngày 2/7/2020, Chính phủ Guatemala thông báo rời khỏi Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) trong bối cảnh giá cà phê sụt giảm do tác động của đại dịch Covid-19.

Trong thông cáo, Chính phủ Guatemala cho rằng ICO đã hành động thiếu hiệu quả để bảo vệ các nhà sản xuất, khi giá cà phê bắt đầu giảm mạnh từ năm 2014 và nhất là trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vụ mùa 2021 của Brazil

Là nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới trong hơn một thế kỷ, dự báo cà phê của Brazil có thể có ảnh hưởng lớn đến ngành cà phê toàn cầu.

Các tác động của biến đổi khí hậu như nhiệt độ cao, khô hạn và lượng mưa không ổn định có thể làm giảm sản lượng cà phê niên vụ 2020 - 2021 của Brazil.

Nhìn lại năm 2020 - Một năm đầy thách thức với thị trường cà phê thế giới - Ảnh 4.

Ảnh: DailyCoffeeNews

Sản xuất cà phê tại khu vực Trung Mỹ và Mexico

Trong năm 2020, người trồng cà phê ở Guatemala và Mexico được hỗ trợ bởi mức giá cao, trong khi người trồng cà phê ở El Salvador và Nicaragua gặp khó do thời tiết bất lợi và giá thấp.

Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19, sản xuất cà phê tại khu vực này bị trì hoãn, nhất là đối với nông dân tại Nicaragua - quốc gia phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị kể từ tháng 4/2018.

Colombia: Giá cả và sản lượng cà phê cao hơn làm giảm lo ngại về Covid-19

Traviesa - vụ thu hoạch phụ từ tháng 4 đến tháng 6 trong năm của Colombia - đã đạt năng suất cao kỷ lục. Hơn nữa, lượng mưa thích hợp đã giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, ngăn chặn được bệnh hại gây ra bởi loài bọ cánh cứng.

Mặc dù giá cà phê giảm trong những năm gần đây, nhưng quỹ bình ổn giá mới thành lập của Colombia đã hỗ trợ hàng nghìn người trồng cà phê nước này trước sự tác động của dịch bệnh và suy thoái kinh tế thế giới.


chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.