Nhìn rõ bản chất: Wifi Google có thực sự miễn phí?

Không. Google không cung cấp bất cứ dịch vụ gì miễn phí hết!
Nhìn rõ bản chất: Wifi Google có thực sự miễn phí? - Ảnh 1.

Wifi Google có thực sự miễn phí? (Ảnh: DNA India).

Không có bữa ăn nào miễn phí

Mới đây, trong một động thái khá bất ngờ, Google đã triển khai dịch vụ Google Station tại Việt Nam. Với dịch vụ này, Google sẽ cung cấp mạng wifi miễn phí, không thu thêm khoản phí bắt buộc từ người dùng nào.

Hiện tại, Google đã lắp đặt các trạm phát wifi miễn phí tại các trường như ĐH Bách Khoa (Đà Nẵng), ĐH Điện Lực Hà Nội, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM.

Tuy nhiên, dễ dàng khẳng định rằng, Google không cho không ai một cái gì, và mạng wifi miễn phí sẽ là nguồn lợi lớn mà bất kì một công ty sống bằng mảng dịch vụ quảng cáo như Google không thể bỏ qua.

Tăng lượng người dùng dịch vụ

Nhìn rõ bản chất: Wifi Google có thực sự miễn phí? - Ảnh 2.

Tăng lượng người dùng dịch vụ. (Ảnh: Gamma NT).

Google vẫn luôn là một công ty dịch vụ và sống nhờ dịch vụ, mặc dù họ đã bước chân vào sản xuất các mẫu điện thoại Pixel từ nhiều năm nay.

Từ Gmail, Google Play Store, YouTube, …đến mảng tìm kiếm Google Search, tất cả đều là con gà đẻ trứng vàng của công ty này. Càng có nhiều người sử dụng thì lợi nhuận thu về càng cao.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất đối với các dịch vụ Google để tiếp cận người dùng đó chính là mạng internet. Phổ biến mạng internet bằng cách cung cấp wifi miễn phí chính là cách thu hút người dùng dễ dàng nhất, đặc biệt là giới trẻ.

Vì thế, cung cấp mạng wifi miễn phí tại các trường đại học lớn chính là cây cầu nối giúp Google và các dịch vụ của nó đến gần hơn với nhiều người dùng tiềm năng.

Tối ưu quảng cáo

Nhìn rõ bản chất: Wifi Google có thực sự miễn phí? - Ảnh 3.

Tối ưu quảng cáo. (Ảnh: 9to5Google).

Doanh thu chủ yếu của "gã khổng lồ" làng công nghệ đến chủ yếu đến quảng cáo, vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tất cả các dịch vụ của Google đều nhằm tối ưu quảng cáo.

Cung cấp wifi miễn phí tức là Google nắm được các nguồn dữ liệu cá nhân khổng lồ từ phía người dùng: từ việc tìm kiếm gì, trò chuyện ra sao, hoạt động thế nào, đang quan tâm gì trên internet…

Từ đó, Google có thể tối ưu quảng cáo trên các dịch vụ mà bạn sử dụng, quảng cáo thiết thực hơn, hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trước khi muốn kết nối vào wifi Google, người dùng phải trải qua một màn hình quảng cáo xuất hiện trong 10s. Nếu dịch vụ wifi này được mở rộng, công ty này cũng sẽ có thêm một kênh để truyền tải cáo đến nhiều người hơn.

Mặt khác, cung cấp mạng internet miễn phí, đặc biệt là đối tượng sinh viên cũng là một cách Google "lấy lòng" người dùng Việt Nam.

Tại Việt Nam, trong môi trường học đường, chủ yếu sử dụng bộ Office của Microsoft thì qua động thái này, Google muốn tăng cường lượng người dùng bộ G Suite của hãng, vốn chỉ được sử dụng để làm việc trực tuyến.

Nhìn về tương lai, điều này có thể mang một ý nghĩa quan trọng: nếu mở rộng, Google hoàn toàn có quyền mơ đến một cộng đồng quen và yêu thích các sản phẩm Google hơn là Microsoft chẳng hạn.

Nếu để lấn sân của Microsoft , vốn đã quen thuộc với sinh viên và doanh nghiệp thì không gì dễ hơn việc tăng cường tình cảm của người dùng trẻ tuổi Việt Nam, giúp họ gắn bó hơn với các sản phẩm của Google bằng chính những mạng wifi miễn phí như thế này.

Hiện tại, wifi Google đã được phủ sóng cho 500 trạm tàu lửa tại Ấn Độ hay các bệnh viện, trường học tại các quốc gia đang phát triển khác trên thế giới như Philippin, Ấn Độ, Indonesia, Ecuador...

Trước đây, Google đã khởi động dự án Wi-Fi công cộng miễn phí, được chủ động tài trợ hoàn toàn bởi họ, không thu thêm khoản phí bắt buộc từ người dùng nào. Tuy nhiên, Google đã tạm dừng quá trình trên vào giữa năm 2014, nhưng đã và đang mở lại dưới một dự án mới và tên gọi khác: Google Station.


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.