Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thực hiện các chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đáng chú ý, Nghị định số 116 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 55 đã nâng mức vốn cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, đây điều kiện tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa không có tài sản đảm bảo nhưng vẫn có thể tiếp cận được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên tình hình tín dụng đen đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt tại tại các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế - xã hội.
Tín dụng đen đang ngày càng nở rộ và có nhiều biến tướng. (Ảnh: Minh Tuệ). |
Người vay nặng lãi thường là những người cần tiền chữa bệnh, giải quyết nhu cầu cuộc sống, người có thu nhập không ổn định, người dân sống ở vùng sâu vùng xa không có hiểu biết, đối tượng cờ bạc cá độ bóng đá....
Tín dụng đen thường không quy định lãi suất cụ thể mà sẽ tính lãi theo ngày, thu nợ với nhiều hình thức trái pháp luật, thuê xã hội đen.
Đáng lo ngại là tín dụng đen ngày càng biến tướng, tiếp cận người dân bằng cách treo tờ rơi, áp phích nơi công cộng, sử dụng mạng xã hội, núp bóng dưới các cửa hàng cầm đồ, công ty cho vay tài chính, núp dưới danh nghĩa kết nối ngân hàng và khách hàng... ông Phạm Huyền Anh, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN cho biết.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, thời gian qua phối hợp theo đề nghị của cơ quan công an, các sở, ban ngành, chính quyền địa phương tham gia xử lí 218 vụ việc liên quan đến tín dụng đen tại 16 tỉnh, thành phố với tổng số tiền khoảng 117 tỉ đồng. Trong đó, 72 vụ việc đã xử lí, khởi tố 14 vụ, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 37 vụ.
Ông Phạm Văn Tám, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an phân tích, hoạt động tín dụng đen thường núp bóng cầm đồ, kinh doanh đòi nợ thuê, các công ty tài chính cấp phép hoặc không được cấp phép, các tổ chức biến tướng huy động vốn với lãi suất rất cao, hoạt động dưới hình thức kinh doanh đa cấp, góp hội, họ, phường, dưới hình thức cho vay trực tuyến, cho vay online... và đã xảy ra nhiều năm nay.
Để giải quyết vấn đề trên, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết ngành ngân hàng đang tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, cải tiến quy trình và thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay....
Ngoài ra NHNN sẽ dành nguồn vốn cần thiết để phát triển các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng, xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn cho vay khi người dân gặp khó khăn.
Phó Thống Đốc cũng lưu ý Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cần triển khai thêm gói tín dụng cho vay tín chấp khoảng 5.000 tỉ đồng để phục vụ các nhu cầu vốn cấp bách của người dân.
Đề xuất nâng hạn mức cho vay tín chấp để chặn 'tín dụng đen'
Lãnh đạo Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng việc nâng gấp đôi mức cho vay không có tài ... |
4 năm có hơn 7.600 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen
Tín dụng đen hiện chưa có một khái niệm rõ ràng nhưng hoạt động này đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng trên nhiều mặt. |
Kiện công ty đòi nợ thuê vì tạt sơn, xịt mắm tôm?
Tòa bác yêu cầu khởi kiện vì cho rằng nguyên đơn không có căn cứ chứng minh bị đơn xâm phạm danh dự, uy tín, ... |
Khốn đốn vì vay tiền ‘tín dụng đen’
Nhận thấy việc vay tiền dễ dàng vì chỉ cần CMND và sổ hộ khẩu, nhiều người dân đã vay tiền của “tín dụng đen”. ... |