Nhọc nhằn nghề đội đèn đi cạo 'vàng trắng' giữa đêm

Giữa đêm đông lạnh giá, đi vào khu rừng cao su bạt ngàn mới thấy nỗi nhọc nhằn của những công nhân làm nghề cạo "vàng trắng".

Giữa đêm, theo chân thợ cạo mủ cao su vào rừng

Đêm của những ngày tháng cuối năm, Hà Tĩnh trời bắt đầu lạnh căm, cái lạnh thấm vào da thịt.

Nhưng từ 1h sáng, khi bầu trời đang chìm trong màu đen đặc, chị Nguyễn Thị Tý (34 tuổi, trú tại xóm 10 xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã phải lục đục thức dậy để chuẩn bị cho ngày làm việc mới của mình.

Nghề cạo mủ cao su, là công việc chính của chị Tý. Hôm nào vũng vậy, cứ lúc nửa đêm là người phụ nữ này lại lọ mọ dậy chuẩn bị dao cạo, đèn pin, xô đựng mủ cùng lọ dầu phòng gió lạnh để vào rừng.

Đêm nay, khác với những đêm trước bởi chị có chồng là anh Hồ Sĩ Lâm (33 tuổi) vào rừng cạo mủ phụ giúp cùng.

Sau hơn 10 phút bám theo vợ chồng chị Tý lòng vòng qua những con đường đất, chúng tôi đến được vườn cao su mà vợ chồng anh chị được giao khoán.

Tiến vào sâu trong rừng, sương đêm càng dày đặc, cái lạnh càng lúc càng tê tái hơn. Giữa rừng cao su bạt ngàn, tối om như mực, ngoài hai vợ chồng chị còn có ánh đèn pin của các công nhân khác đang lóe sáng ở gốc cây.

nhoc nhan nghe doi den di cao vang trang giua dem
Chị Nguyễn Thị Tý đang thao tác cạo mủ cao su. Ảnh Hoài Nam

Hòa vào trong ánh sáng mờ ảo ấy có những tiếng nói, cười đùa khiến không khí tại khu rừng trở nên náo nhiệt hơn.

Bắt nhịp với công việc, chị Tý nhanh chóng gắn chiếc đèn phin lên trán, cầm trên tay chiếc dao cạo rồi bắt đầu “hành nghề”.

Dưới ánh đèn pin lúc tỏ, lúc mờ, chị Tý rạch từng đường lên thân cây cao su. Những nhát dao chẳng ước lượng, chẳng tính toàn nhưng lại chính xác như được đo bằng máy. Cứ như thế, chị đi hết cây nọ đến cây kia, hàng này qua hàng khác.

Vừa cạo mủ, chị Tý vừa kể chuyện về 'nghề' sau 10 năm đi cạo mủ cao su.

"Nói đến nghề cạo mủ thì có lẽ không nghề nào cực bằng, đêm thì đi làm, ngày thì chợp mắt được vài tiếng rồi lại phải dậy. Trước đây còn có khoảng thu nhập kha khá, nhưng nay giá mủ xuống thấp làm không đáng với công sức bỏ ra.

Nhiều người bảo tôi bỏ nghề nhưng giờ mà bỏ thì không biết làm nghề gì nữa nên đành phải cố gắng thôi”, chị Tý chia sẻ.

Thu nhập không đủ sống

Theo chị Tý thì mỗi ngày thợ cạo mủ phải làm đúng 8 tiếng, từ 2-9h sáng. Không chỉ mất ngủ mà trong quá trình làm việc, các công nhân còn gặp rất nhiều nguy hiểm khó lường.

“Đi làm ban đêm cũng sợ lắm, nhưng phải làm thôi. Bình thường tôi hay vào rừng cạo mủ một mình, có nhiều hôm gặp rắn, rết, bị ngã là chuyện thường ngày. Nhớ lại thời mới đi làm thì còn đông người, nói chuyện với nhau đỡ buồn, còn nay có ai nữa đâu. Cả khu rừng may chỉ còn vài người”, chị Tý nói.

Gần 10 năm theo nghề, chị Tý cũng đã chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của ngành cao su. Có thời điểm giá cao su cao ngất ngưởng nhưng cũng có lúc không bù nổi giá thành sản xuất, tiền lương công nhân chỉ được quy ra gạo.

nhoc nhan nghe doi den di cao vang trang giua dem

Bất chấp cái lạnh, nỗi sợ, những công nhân cạo mủ cao su đã đi cạo mủ mưu sinh trong đêm lạnh. Ảnh: Hoài Nam

Chính vì sự bấp bênh và khó khăn ấy nên nhiều công nhân không bám nổi nghề, phải bỏ vườn cây ra ngoài sinh sống.

“Có nhiều người không theo được nên đã bỏ nghề. Ngày trước trong xóm tôi có hàng chục người đi nhưng nay bỏ hết rồi, chỉ còn khoảng 5 người theo nghề. Hiện nay, giá cao su chỉ bằng nửa so với 5 năm trước.

Thời điểm này, tôi đi làm mỗi ngày chỉ kiếm được 50-60 ngàn đồng chứ đâu có nhiều. Không đủ để trang trải cuộc sống gia đình. Con thì 3 đứa, đang tuổi ăn tuổi học, sáng mẹ dậy đi làm thì mấy đứa đang ngủ cả, nghĩ đến mà thương con", chị Tý tâm sự.

Chị Tý cho biết, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 12 Âm lịch là vào vụ mùa cạo mủ cao su, thời điểm chính vụ là tháng 7-8. Trong những ngày vào vụ, các công nhân công trường cao su Hà Tĩnh phải lọ mọ mưu sinh trong đêm tối.

nhoc nhan nghe doi den di cao vang trang giua dem
Sau 5h cạo mủ, khi mặt trời lên, công nhân cạo mủ phải đi thu gom. Ảnh: Hoài Nam

“Cạo mủ thường thường phải làm vào buổi tối, vì đây là thời điểm cây cho nhiều mủ. Cây cao su thì trồng khoảng 5 năm là bắt đầu cạo lấy mủ được. Bình quân mỗi giờ công nhân cạo được khoảng 250 cây cao su. Mình tôi nhận khoán 6ha. Nếu một mình cạo thì từ nửa đêm tới hơn 5h sáng mới xong, nếu có chồng làm phụ thì được nghỉ sớm hơn. Đến khoảng 7h sáng lại ra thu gom mủ mang đi xuống nhà máy nhập”, chị Tý cho hay.

Theo chị Tý thì mủ cao su sau khi cô đặc sẽ được bán vứi giá bán từ 5.000-6.000/1kg.

Cũng là người đeo bám nghề cạo mủ suốt nhiều năm qua, chị Thái Thị Lan (38 tuổi) bày tỏ: “Hiện nay giá cao su xuống thấp nên làm không đủ chi tiêu sinh hoạt trong gia đình. Công việc nhọc ngằn, ngủ ngày làm đêm, ngày nào đi làm về cũng mệt rã rời. Nhiều khi muốn bỏ nghề nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên chúng tôi vẫn gắng làm”.

nhoc nhan nghe doi den di cao vang trang giua dem Thợ săn chạy xe máy quét cào cào, hái tiền triệu mỗi ngày
nhoc nhan nghe doi den di cao vang trang giua dem Theo chân thợ săn mật ong rừng bằng lá cây và khói
chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.