Nhóm người giàu nhất nước Mỹ cắt giảm chi tiêu lớn nhất trong đại dịch Covid-19

Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, 25% người giàu nhất nước Mỹ đã cắt giảm chi tiêu tiêu dùng nhiều nhất trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, nhiều hơn tất cả các nhóm thu nhập còn lại.
25% người giàu nhất Mỹ cắt giảm chi tiêu nhiều nhất trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Nghiên cứu cho thấy 25% nhóm giàu có nhất Mỹ có chi tiêu sụt giảm mạnh nhất, ở mức hơn 50% kể từ tháng 1 đến đầu tháng 6, trong khi nhóm thu nhập thấp nhất chỉ giảm 5%. (Ảnh: GETTY).

Do nhóm người có thu nhập cao giảm mạnh chi tiêu, doanh thu của các doanh nghiệp phục vụ cho các hộ gia đình giàu có tại Mỹ tuột dốc mạnh và rơi vào tình trạng chật vật để duy trì hoạt động. Đây là kết quả nghiên cứu của Opportunity Insights - Đại học Harvard, do các nhà kinh tế nổi tiếng Raj Chetty, John Friedman và Nathaniel Hendren dẫn dắt.

Các doanh nghiệp nhỏ ở những khu nhà giàu đã sa thải 65% lao động có mức lương thấp, trong khi ở những khu vực có giá thuê nhà thấp nhất, chỉ chưa tới 30% người lao động mất việc.

Nhóm nghiên cứu Đại học Harvard cho biết, kết quả dựa trên bộ dữ liệu thu thập được từ mức sử dụng thẻ tín dụng, tiền lương các công ty trả cho nhân viên, cùng dữ liệu từ các công ty dịch vụ tài chính.

Sau đó, nhóm đã sử dụng dữ liệu thu được để thống kê, xác định các chỉ số chính, bao gồm chi tiêu của người tiêu dùng và tỉ lệ người có việc làm, từ đó phân tích tác động lên nền kinh tế Mỹ của đại dịch Covid-19.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn một nửa tổng số chi tiêu thẻ tín dụng sụt giảm khoảng từ tháng 1 đến đầu tháng 6, là ở các hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập hàng đầu nước Mỹ. Trong khi chỉ có 5% mức giảm chi tiêu đến từ các hộ gia đình trong nhóm thu nhập thấp nhất.

Theo Opportunity Insights, có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng này. Một là do nhóm nhà giàu, vốn đã chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng chi tiêu ngay từ trước khi dịch bệnh ập đến. Hai là các hộ gia đình có thu nhập cao giảm chi tiêu tới 17%, trong khi các hộ gia đình thu nhập thấp chỉ giảm chi tiêu 4%.

25% người giàu nhất Mỹ cắt giảm chi tiêu nhiều nhất trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Dù cả 53 tiểu bang tại Mỹ đã mở cửa trở lại, tỉ lệ người lao động có việc làm và mức chi tiêu của người tiêu dùng vẫn dậm chân ở dưới mức cơ bản. (Ảnh: Chicago Tribune).

Phần lớn chi tiêu sụt giảm thuộc về các nhu cầu mua hàng hóa hoặc dịch vụ buộc phải tiếp xúc trực tiếp, như khách sạn du lịch, đi lại và các dịch vụ thực phẩm. 

Chi tiêu cho những nhu cầu khác như dịch vụ làm vườn và bể bơi gia đình không có sự tụt giảm nào.

Các nhà nghiên cứu nhận định: "Rào cản chính đối với các hoạt động kinh tế là sự sụt giảm chi tiêu của người tiêu dùng, do mối đe dọa của chính đại dịch Covid-19… Không phải do những biện pháp hạn chế hoạt động kinh tế mà chính phủ đưa ra,  người tiêu dùng không đủ thu nhập hay việc các doanh nghiệp thiếu thanh khoản", nghiên cứu có viết.

Nhóm cũng cho biết các doanh nghiệp nhỏ chịu tác động lớn nhất của đợt cắt giảm chi tiêu này. Nghiên cứu cho thấy doanh thu ở các khu vực giàu có nhất tại các thành phố lớn ở Mỹ, giảm hơn 70%, từ tháng 3 đến cuối tháng 4. Trong khi ở các khu vực nghèo nhất, doanh thu chỉ giảm 30%.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra tác dụng của các gói kích thích tiêu dùng và sự mở cửa lại nền kinh tế, cho rằng hai yếu tố này đã đóng vai trò lớn trong việc khôi phục lại chi tiêu của người tiêu dùng. Nhưng ngay cả khi các tiểu bang đã mở cửa trở lại, mức chi tiêu và tỉ lệ người lao động có việc làm vẫn ở dưới mức cơ bản.

Đồng thời, mới chỉ có một phần nhỏ các gói hỗ trợ kinh tế đến tay các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất từ Covid-19, điển hình là các doanh nghiệp nhỏ ở các khu vực nhà giàu, theo nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu Đại học Harvard cho rằng: "Con đường duy nhất để phục hồi nền kinh tế hoàn toàn trong dài hạn, có thể là khôi phục lại niềm tin của người tiêu dùng, bằng cách kiểm soát được Covid-19".


chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.