Alfred George Hinds có một tuổi thơ đầy biến động và dường như đã định sẵn con đường phạm tội và vượt ngục sau này. Cha của Hinds từng bị bắt vì trộm cắp có vũ trang khi Hinds còn bé và hình phạt cho người này là 10 roi. Sau đó, Hinds bị đẩy vào trại trẻ mồ côi khi vừa lên 7 tuổi và đã chảy trốn khỏi trạ trẻ mồ côi ngay sau đó.
Để mưu sinh, Hinds đã nhanh chóng dính vào con đường tội phạm và bị bắt nhiều lần vì trộm cắp vặt và được gửi tới trung tâm giáo dưỡng. Tuy nhiên sau đó, Hinds không chấp nhận ở trong trại và bỏ trốn.
Alfred George Hinds. (Ảnh: listverse). |
Một thời gian sau, Hinds nhận được thư của chính quyền kêu gọi nhập ngũ để tiêu diệt lính Đức quốc xã trong Thế chiến II. Hinds đồng ý nhưng ngay khi vừa nhập ngũ, Alfred George Hinds đã không chịu đựng được cuộc sống của một người lính và đảo ngũ.
Vào năm 1953, Alfred George Hinds đã thực hiện một vụ đột nhập lấy cắp nữ trang với giá trị lên tới 90.000 USD, nhưng ngay sau đó Hinds đã bị bắt và nhận bản án 12 năm tù giam tại nhà tù Nottingham, nhưng ngay sau đó Hinds đã vượt ngục thành công và bị bắt giữ một lần nữa vào một năm sau đó. Điều kì lạ là Hinds đã vượt qua nhà ngục Nottingham với cửa thép dày đặc và tường cao 6 m như một ảo thuật gia lão luyện.
Nổi danh vì “chiến tích” trốn trại, Hinds được giới truyền thông gắn cho biệt danh “Houdini”. Trong lần đào thoát này, Hinds đã đến Ireland của Anh và xin làm thợ sửa chữa nội thất, nhưng sau 248 ngày, Alfred George Hinds đã bị cảnh sát bắt giữ và tống vào tù một lần nữa.
Trong lúc bị giam, Hinds đã nộp đơn kiện vì bị bắt giữ trái pháp luật, đồng thời lập kế hoạch lợi dụng vụ kiện để đào tẩu. Khi ra tòa, bằng cách nào đó, Hinds đã khóa trái hai cảnh sát dẫn tù trong toilet và chạy trốn, hòa vào đám đông trên phố Fleet. Tuy nhiên, chỉ năm tiếng sau, Hinds bị bắt tại sân bay.
Một năm sau, bằng cách nào đó, Hinds lại thoát khỏi nhà tù Chelmsford và sống ở Ireland, làm nghề buôn ô tô cũ dưới tên giả là William Herbert Bishop. Hai năm sau đó, Hinds bị bắt khi đang sử dụng một chiếc xe không đăng kí.
Trong lần thứ tư bị bắt giữ, Alfred George Hinds đã viết đơn thỉnh cầu nguyện lên Thủ tướng Anh và chấp thuận các cuộc phỏng vấn, ghi âm của báo giới. Hinds bán câu chuyện đời mình cho tờ News of the World và thu được 40.000 USD.
Loạt bài về Alfred George Hinds đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của dư luận thời bấy giờ. Năm 1964, Hinds thắng trong vụ kiện nhân viên Herbert Sparks, một cựu giám thị Sở Cảnh sát Scotland, và được bồi thường 1.000 USD. Herbert Sparks đã viết hàng loạt bài báo trên tờ Sunday Pictorial chỉ trích việc tuyên bố vô tội đối với Hinds.
Năm 1966, Hinds xuất bản cuốn sách của riêng mình về quá trình vượt 3 nhà ngục liên bang và những lỗ hổng trong hệ thống luật pháp Anh.
Alfred George Hinds khi được thả tự do. (Ảnh: listverse). |
Khi ra tù năm 1967, Hinds được mời tới tranh luận ở đại học Westminster và tới một quán bar gần đó để “nhậu”. Tranh thủ lúc Hinds ngà ngà say, 6 sinh viên bắt cóc và áp tải Hinds tới một phòng chứa trong trường đại học. Một lần nữa, Hinds lại lừa những kẻ bắt cóc mình, tống 6 sinh viên vào phòng rồi bỏ trốn.
Khi là một công dân với đầy đủ nghĩa vụ trước pháp luật, Hinds tham gia hội Mensa và là thành viên cốt cán của tổ chức này. Mensa là hội chỉ dành riêng cho những cá nhân có IQ đạt top 1% thế giới.
Kiến thức dày dặn về luật, 3 lần vượt ngục và vô số trải nghiệm khi lưu bạt ngoài xã hội nhanh chóng biến Hinds thành một diễn giả nổi tiếng.
Năm 1991, Hinds qua đời ở tuổi 73.
Những bậc thầy vượt ngục (kì 2): Ba lần cướp trực thăng hòng tẩu thoát
Pascal Payet, tên tội phạm khét tiếng người Pháp vượt ngục ba lần bằng cách đánh máy bay trực thăng. |
Những bậc thầy vượt ngục (kì 1): Giả AIDS để tẩu thoát
Steven Jay Russell phải chịu bản án hơn 140 năm tù giam, nhưng không có gì đảm bảo điều đó khi Russell đã từng vượt ... |