Những con đường huyết mạch thay đổi diện mạo thủ đô trong hơn một thập kỉ

Trải qua hơn một thập kỉ kể từ khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông và qui hoạch đô thị đã góp phần làm nên một dáng hình Hà Nội ngày nay.

Thực hiện theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc Hội, năm 2008 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Thủ đô Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính. Theo đó, từ diện tích chỉ gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích hơn 3.300 km² và dân số hơn 6,2 triệu người, nằm trong danh sách 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Đây được cho là tiền đề cho một Hà Nội chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế - xã hội về sau này.

Công cuộc đổi mới, mở cửa đã cho người dân Thủ đô được hưởng một cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng phát triển hiện đại. Dưới đây là một số tuyến đường huyết mạch góp phần làm thay đổi diện mạo thủ đô sau hơn một thập kỉ qua.

1. Đại lộ Thăng Long

Những con đường huyết mạch thay đổi diện mạo thủ đô trong hơn một thập kỉ - Ảnh 1.

Theo TTXVN, sau gần hai năm mở rộng Thủ đô Hà Nội, năm 2010, Đại lộ Thăng Long khánh thành đúng vào dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là tuyến cao tốc đô thị dài và hiện đại nhất kết nối trung tâm thủ đô hướng quận Cầu Giấy với các huyện ngoại thành như Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất (thuộc Hà Tây cũ). (Ảnh: M.Q).

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 1.

Đại lộ Thăng Long có tổng mức đầu tư hơn 7.500 tỉ đồng, dài gần 30 km, rộng 140 m, gồm 2 dải đường cao tốc qui mô mỗi chiều 3 làn xe, 2 dải đường đô thị 2 làn xe, dải phân cách giữa, 2 dải đất dự trữ và dải trồng cây xanh, vỉa hè. Trên tuyến đường có 51 cầu vượt sông, vượt nút giao, ba nút giao liên thông hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Tuyến đường được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cao tốc đô thị. (Ảnh: Dân Trí).

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 3.

Nút giao thông Đại lộ Thăng Long - Phạm Hùng - Nguyễn Chí Thanh là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội. Dọc trục đường này đã hình thành hàng loạt các khu đô thị cao cấp và nhà chung cư cao tầng, phục vụ nhu cầu của hàng triệu cư dân sinh sống. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN).

2. Cầu Nhật Tân

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 8.

Theo TTXVN, Cầu Nhật Tân được khởi công xây dựng năm 2009, thông xe năm 2015, bắc qua sông Hồng nối Phú Thượng (Tây Hồ) với Vĩnh Ngọc (Đông Anh). Cầu Nhật Tân là cầu dây văng đầu tiên của Hà Nội với tổng chiều dài gồm đường dẫn là 8.900 m, phần chính cầu dài 1.500 m. Sáu nhịp dây văng kết hợp cùng 5 trụ tháp hình thoi - tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội, giống như 5 cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân. Cầu không chỉ phục vụ các phương tiện giao thông mà còn trở thành điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan khu vực cửa ngõ phía Bắc thủ đô Hà Nội. (Ảnh: Thế giới & Việt Nam).

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 9.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỉ đồng, gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản - JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Mặt cầu rộng 33,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. (Ảnh: Dân Trí).

3. Đường Võ Nguyên Giáp nối cầu Nhật Tân và sân bay Nội Bài

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 10.

Theo Dan tri, con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dài 12 km, được thông xe vào tháng 1/2015. Điểm đầu nối với cầu Nhật Tân và điểm cuối nối sân bay Nội Bài. Tổng mức đầu tư của tuyến đường là hơn 6.700 tỉ đồng. (Ảnh: VOV).

Những con đường huyết mạch thay đổi diện mạo thủ đô trong hơn một thập kỉ - Ảnh 7.

Đường Võ Nguyên Giáp được mệnh danh là con đường "ngoại giao" của Hà Nội, nơi thường xuyên có các đoàn khách quốc tế đi từ Nội Bài về Trung tâm Hà Nội. (Ảnh: PL&DS).

4. Đường vành đai 2 trên cao nối cầu Vĩnh Tuy với nút giao Ngã Tư Sở

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 8.

Theo báo Tiền phong, dự án đường vành đai 2 trên cao có điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở (phía đường Trường Chinh). Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 4/2018, với tổng vốn đầu tư khoảng 9.400 tỉ đồng. Tổng chiều dài đoạn tuyến là gần 5,1km. (Ảnh: Nhân Dân).

5. Đường vành đai 2 đoạn nối Cầu Giấy - Nhật Tân

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 10.

Theo báo Đầu tư, dự án xây dựng đường Vành đai 2 Hà Nội, đoạn Nhật Tân - Xuân La - Bưởi - Cầu Giấy dài 6,4km có tổng mức đầu tư 304,7 triệu USD (tương đương 6.400 tỉ đồng). Tuyến đường được khởi công từ tháng 3/2012 và chính thức thông xe kĩ thuật vào tháng 1/2016. Trên tuyến này có ba cầu vượt tại nút giao với đường Hoàng Quốc Việt, đường Bưởi và đường Cầu Giấy. (Ảnh: Báo Đầu tư).


Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 11.

Đường Võ Chí Công là một điểm nhấn trên đường vành đai 2, rộng từ 58 m đến 64 m, mỗi bên 4 làn xe và được thiết kế với hệ thống cây xanh nhiều tầng, tạo cảnh quan bắt mắt. Con đường đã góp phần kết nối trung tâm Thủ đô với sân bay Nội Bài, giảm áp lực giao thông trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. (Ảnh: Vietnamnet).

6. Đường vành đai 3 trên cao

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 12.

Theo báo Thanh tra, được khởi công tháng 6/2010, dự án đường vành đai 3 trên cao từ phía bắc hồ Linh Đàm đến cầu vượt Mai Dịch là tuyến đường trên cao hiện đại nhất Việt Nam.Tuyến đường dài gần 9 km, gồm 385 m đường dẫn và 8.527 m cầu cạn chạy suốt. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5.500 tỉ đồng và sử dụng bằng nguồn vốn vay ODA thông qua Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản (JICA). (Ảnh: Zing News).

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 13.

Sáng ngày 21/10/2012, Bộ Giao thông Vận tải chính thức thông xe toàn tuyến dự án đường vành đai 3 TP Hà Nội, đoạn qua Mai Dịch - Bắc hồ Linh Đàm. Các phương tiện có thể di chuyển từ phía Tây sang phía Đông Nam vào thành phố và ngược lại mà không phải đi xuyên qua nội đô, giảm tải cho tuyến vành đai 3 phía dưới. (Ảnh: Tiền Phong).

7. Dự án mở rộng đường vành đai 3 dưới thấp đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 14.

Theo Thế giới & Việt Nam, dự án mở rộng đường vành đai 3 dưới thấp đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư là 3.113 tỉ đồng và tổng chiều dài tuyến là 5,5 km. Khi được thi công xong sẽ khớp nối đồng bộ với đường vành đai 3 dưới thấp (đường Phạm Văn Đồng) từ đó sẽ góp phần quan trọng để phát triển hạ tầng giao thông và giải quyết tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, các nút giao phức tạp có lưu lượng lớn như Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế, Nguyễn Hoàng Tôn..., hoàn thiện dự án vành đai khép kín, kết nối sân bay và các khu vực lân cận. (Ảnh: Báo Văn hóa).

Những con đường huyết mạch làm thay đổi diện mạo của thủ đô trong hơn một thập kỉ qua - Ảnh 15.

Dự án mở rộng đường vành đai 3 dưới thấp nối cầu Thăng Long - Mai Dịch, dự kiến được hoàn thành vào cuối tháng 9/2020, là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thủ đô. (Ảnh: Pháp luật & Xã hội).

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.