Những 'cú bắt tay' giữa ví điện tử và ứng dụng gọi xe: Khi công nghệ Việt hợp sức phục vụ người dùng

Mới đây, AhaMove và Zalo chính thức bắt tay triển khai dịch vụ thanh toán. Việc các ví điện tử và ứng dụng gọi xe kết hợp giúp gia tăng hệ sinh thái người dùng, giúp họ có thêm phương thức thanh toán mới tiện lợi, linh hoạt và an toàn.

Những lần kết hợp giữa các ví điện tử và ứng dụng gọi xe

Đầu tháng 11, trên website chính thức của AhaMove thông báo rằng AhaMove và Zalo bắt tay triển khai dịch vụ thanh toán trên nền tảng di động, hạn chế tiếp xúc tiền mặt và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Qua đó, người dùng của AhaMove có thể lựa chọn thanh toán không tiền mặt - đặt giao hàng trên website hoặc ứng dụng của AhaMove và chọn thanh toán phí bằng ZaloPay.

Việc kết hợp giữa các ví điện tử và hãng vận chuyển không hề mới, Momo hồi cuối tháng 7 cũng đã bắt tay với hãng gọi xe Be. Người dùng chỉ một lần thực hiện “Thêm ví MoMo” ở phương thức thanh toán trên be, đăng nhập MoMo và xác thực là hoàn tất liên kết dịch vụ. Tất cả thao tác không mất quá 30 giây và hoàn toàn không phải nhập nhiều thông tin tài khoản hay số thẻ.

Những 'cú bắt tay' giữa ví điện tử và ứng dụng gọi xe: công nghệ Việt hợp sức phục vụ người dùng - Ảnh 1.

Khách hàng trải nghiệm thanh toán qua MoMo trên ứng dụng Be. (Ảnh: MoMo).

Trước đó, năm 2017 - 2018, Ví MoMo cũng đã hợp tác với hai tên tuổi hàng đầu của lĩnh vực gọi xe công nghệ và taxi truyền thống là Uber và Vinasun.

Hay hồi tháng 9 vừa qua, Gojek cũng thâu tóm WePay. Theo Dealstreetasia, Gojek đã mua lại phần lớn cổ phần tại WePay để thúc đẩy nỗ lực triển khai ví điện tử tại Việt Nam.

Ví điện tử và ứng dụng gọi xe thi nhau đốt tiền để giành thị phần, ứng dụng đa dịch vụ

Trong báo cáo của Qandme, 59% người dùng sử dụng ví điện tử do tính thuận tiện. Momo đang là cái tên dẫn đầu về nhận diện thương hiệu khi 73% người dùng nhắc đến đầu tiên khi nói về ví điện tử. Các vị trí còn lại thuộc về ViettelPay, AirPay và ZaloPay.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, sự dịch chuyển chiến lược kinh doanh của các ứng dụng gọi xe trong thời gian qua là rất nhanh và hầu hết đều hướng đến việc tích hợp thanh toán điện tử. Dự báo cuộc chạy đua này ngày càng quyết liệt hơn bởi công nghệ số và thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu hướng sau đại dịch Covid-19.

Việc các ví điện tử và ứng dụng gọi xe kết hợp giúp gia tăng hệ sinh thái người dùng cho các nền tảng. Các giải pháp thanh toán trên nền tảng di động của các ví điện tử giúp các hãng xe bứt phá, đồng thời mang đến cho người dùng thêm phương thức thanh toán mới tiện lợi, linh hoạt và an toàn.

Sau khi ứng dụng gọi xe được phát triển trở thành siêu ứng dụng, sân chơi thanh toán bắt đầu nóng lên trên không gian này. Các ví điện tử trên thị trường Việt Nam hiện nay như MoMo, Moca, ViettelPay và ZaloPay thì các ví đều có chung các tính năng cơ bản như nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kì. 

Tuy nhiên Moca có thêm lợi thế để bứt tốc khi được tích hợp trong hệ sinh thái Grab như đặt xe, giao thức ăn, giao hàng hay mới đây nhất là đi siêu thị hộ và mua hộ hàng hóa.

Đáng tiếc là Grab Việt Nam chưa tích hợp các nền tảng vào GrabMerchant. Trong khi hầu hết các "ông lớn" như Be, AhaMove hay mới đây là Gojek đều phát triển tốt trong hệ sinh thái của ứng dụng đa dịch vụ.

Với dữ liệu khách hàng sẵn có, khi xét về đường dài thì hệ sinh thái thanh toán tốt mới chính là yếu tố giúp các ví điện tử lên ngôi. Như vậy, các ứng dụng gọi xe sẽ là không gian tốt nhất cho việc triển khai các phương thức thanh toán một cách tối ưu.

chọn
Lượng tiêu thụ căn hộ khu vực TP HCM tăng gần gấp đôi, giá cao nhất 337 triệu/m2
Theo DKRA, trong tháng 4, khu vực TP HCM và vùng ven có 1.597 căn hộ ra mắt thị trường, tiêu thụ mới đạt 819 căn, gấp 1,7 lần cùng kỳ năm ngoái. Giá bán cao nhất được ghi nhận ở ngưỡng 337 triệu/m2.