Theo báo cáo của Qandme, Momo đang là cái tên dẫn đầu về nhận diện thương hiệu khi 73% người dùng nhắc đến đầu tiên khi nói về ví điện tử. (Đồ họa: Lê Quý).
Momo khá cân bằng khi tỉ lệ nhận diện thương hiệu ở hai giới không cách xa nhau. Trong khi đó cả ZaloPay, VNPay, Moca và đặc biệt là AirPay lại được biết đến nhiều hơn ở phái nữ. (Số liệu: Qandme/Đồ họa: Lê Quý).
Viettelpay, ZaloPay và VNPay mạnh ở thị trường TP HCM trong khi AirPay và Moca lại có xu hướng biết đến nhiều hơn ở Hà Nội. (Số liệu: Qandme/Đồ họa: Lê Quý).
Mức độ nhận diện chưa chắc giúp các ví điện tử chiếm thị phần. AirPay dù có độ nhận diện cao hơn ZaloPay (72% so với 53%) nhưng các chỉ số về khách hàng đang sử dụng dịch vụ lại thấp hơn. (Số liệu: Qandme/Đồ họa: Lê Quý).
Nam giới chiếm ưu thế ở Momo và Viettelpay trong khi người dùng ZaloPay và AirPay chủ yếu là phụ nữ. (Số liệu: Qandme/Đồ họa: Lê Quý).
AirPay phổ biến ở cá thành phố lớn, trong khi Viettelpay lại phổ biến hơn ở các tỉnh thành khác. (Số liệu: Qandme/Đồ họa: Lê Quý).
Chỉ 29% người dùng dùng ví điện tử ví tính an toàn bảo mật. Trong khi đó tính thuận tiện được đẩy lên hàng đầu. (Số liệu: Qandme/Đồ họa: Lê Quý).
Người tiêu dùng thích hoàn tiền và tích điểm hơn các chương trình khuyến mại. (Số liệu: Qandme/Đồ họa: Lê Quý).
Quá nửa người dùng chỉ sử dụng một ví điện tử. Hà Nội là địa phương mà người dùng "kém trung thành" nhất khi 25% người dùng dùng hai ví, 16% dùng ba ví và 15% dùng từ 4 ví trở lên (các tỉ lệ đều ở mức cao nhất). Ở các tỉnh thành khác, người dùng có xu hướng dùng một ví điện tử duy nhất. (Số liệu: Qandme/Đồ họa: Lê Quý).
23% người dùng sử dụng ví điện tử hàng ngày và 29% dùng đến 3-4 lần mỗi tuần. (Số liệu: Qandme. Đồ họa: Lê Quý)