Thấy gì qua vụ VieON kiện ví điện tử MoMo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng?

Vụ việc VieON kiện Công ty cổ phần dịch vụ Di động trực tuyến (M_Service) - Đơn vị sở hữu ví điện tử MoMo có thể sẽ là hệ lụy kéo theo nhiều vấn đề cho việc hợp tác đối tác, nhất là ở khâu trung gian thanh toán.

Hợp đồng đối tác chỉ là hợp tác thương mại bình thường

Theo thông tin được công bố, ngày 15/7, Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến M_Service (chủ sở hữu ví điện tử MoMo) đã gửi công văn đề nghị đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ kết nối cổng thanh toán cho người dùng của VieON.

Trong công văn, M_Service đưa ra lý do "tạm thời không còn nhu cầu phát triển kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ đã hợp tác với quý công ty".

Tiếp theo công văn này, ngày 4/9, M_Service đã cắt đứt kết nối cổng thanh toán cho người dùng VieON. Từ thời điểm đó, người dùng VieON không thể sử dụng ví điện tử MoMo để thanh toán các dịch vụ trên các hệ thống website, hoặc qua ứng dụng của VieON.

Giải thích cho hành động này, đại diện VieON cho biết việc đơn phương trên đã gây rắc rối lớn cho người dùng muốn đăng ký mới và gia hạn các gói dịch vụ. Điều này cũng là một tệ hại khi 45% người dùng VieON đang thanh toán dịch vụ qua ví MoMo có thể sẽ phải rời bỏ ứng dụng này.

Giải thích cho hành động đơn phương này, đại diện truyền thông MoMo cho biết "Hợp đồng của MoMo với VieON là hợp đồng thương mại bình thường và MoMo ngưng theo đúng các điều khoản của hợp đồng. Việc dừng hợp đồng đã được thông báo trực tiếp và bằng văn bản trước 30 ngày".

Có thể ảnh hưởng nhiều đối tác khi dùng cổng trung gian thanh toán của MoMo

Là trung gian kết nối thanh toán của nhiều dịch vụ, nhất là khâu thanh toán, lượng người dùng đang được xem là cách để MoMo mang tiện ích của mình đến nhiều người hơn, và hưởng lợi từ chính nền tảng này.

Hiện để thanh toán cho một dịch vụ bất kỳ, người dùng ví điện tử MoMo phải làm hai bước là nạp tiền từ tài khoản ngân hàng vào ví, rồi từ đó thanh toán với đối tác. Trong khi đó, nếu xài thẻ ATM hoặc tín dụng, người dùng chỉ cần quẹt thẻ qua máy POS là có thể thanh toán ngay.

Thấy gì qua vụ VieON kiện ví điện tử MoMo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng? - Ảnh 2.

VieON từng đứng trong top ứng dụng được tải về trên Google Play Store. (Ảnh: VNE).

Với con số người dùng được công bố là 20 triệu, điều này có thể được xem là lợi thế áp đảo của MoMo khi đồng hành cùng đối tác để từ đó làm căn cứ cho quan hệ kinh doanh.

Hiện ngoài MoMo, nhiều cổng trung gian thanh toán cũng đang phát triển mạnh. Trong đó có ZaloPay của VNG khi trở thành cổng quyên góp cho hoạt động UpRace 2020. Hay như ViettelPay cũng nhiều tiện ích khi trong 6 tháng tăng 186% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bối cảnh thị trường cũng khá cạnh tranh, việc MoMo để "mất điểm" với một công ty Việt có thể sẽ khiến nhiều đối tác khác xem lại cho việc hợp tác cùng ví điện tử này, bởi cũng sẽ có một ngày, chính họ là người bị ảnh hưởng.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.