Những điều du khách cần biết về hộ chiếu gắn chíp điện tử sắp được sử dụng tại Việt Nam

Từ ngày 1/7/2020, công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên có thể lựa chọn hộ chiếu gắn chíp điện tử thay vì hộ chiếu giấy như thông thường. Dưới đây là những thông tin về hộ chiếu gắn chíp điện tử cho du khách tham khảo.

Hộ chiếu gắn chíp điện tử là gì?

Hộ chiếu gắn chíp điện tử hay còn được gọi là hộ chiếu sinh trắc học, hộ chiếu kĩ thuật số hay e-passport. Đây là hộ chiếu có gắn một chíp vi xử lí trong đó lưu trữ thông tin sinh trắc học có thể dùng để xác nhận danh tính của người sử dụng hộ chiếu. 

Nó sử dụng công nghệ thẻ thông minh không chạm, gồm có một chíp vi xử lí (chíp máy tính) và ăng-ten (vừa để trữ năng lượng cho chíp và cho việc trao đổi thông tin) được gắn ở bìa trước hoặc bìa sau, hoặc trang giữa, của hộ chiếu.

Ho chieu gan chip dien tu (1)

(Ảnh: AFAR).

Các thông tin quan trọng của hộ chiếu được in trên cả trang dữ liệu lẫn được lưu trữ trong chíp. Khi tất cả các cơ chế bảo mật được cài đặt đầy đủ và chính xác, hạ tầng khóa công cộng được sử dụng để xác thực dữ liệu lưu trữ trong chíp hộ chiếu sẽ khiến cho việc làm giả trở nên khó khăn và đắt tiền hơn nhiều.

Hiện nay, nhiều quốc gia đang chuyển sang sử dụng hộ chiếu gắn chíp điện tử như Thái Lan, Trung Quốc, New Zealand, Na Uy, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Singapore, Brunei, Venezuela, Ai Cập, Nigeria, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ, Lào, Campuchia... 

Chip điện tử trên hộ chiếu lưu trữ những thông tin gì?

Tạp chí du lịch nổi tiếng tại Mỹ AFAR đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Mỹ, hacker Tinker chuyên phá lớp bảo mật của các thiết bị tần số vô tuyến và cho biết khi chíp điện tử sẽ lưu trữ những thông tin cá nhân như họ tên, quốc tịch, ngày tháng năm sinh, giới tính, số hộ chiếu... cùng với thông tin sinh trắc học (vân tay, mống mắt...) của chủ sở hữu và chữ kí điện tử. Bộ phận quản lí xuất nhập cảnh sẽ kiểm tra những thông tin này để xác thực hộ chiếu không bị giả mạo hay đánh tráo.

Thông tin trên chip điện tử của hộ chiếu được bảo mật thế nào?

Để truy cập dữ liệu trên chíp điện tử, bạn phải mở cuốn hộ chiếu và đưa vào máy quét để nhập mã PIN tự động. Từ đó, con chíp sẽ truyền tải thông tin mã hóa tới hệ thống. "Phương thức truy cập thông tin trên chip điện tử của hộ chiếu tương tự như cách chúng ta dùng máy ATM. Bạn đưa thẻ vào, sau đó nhập mã PIN mới có thể rút tiền", ông Michael Holly, giám đốc phòng quan hệ quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. 

Ông Hollu cũng giải thích thêm, "Chúng tôi sử dụng bộ nhận diện người dùng ngẫu nhiên (RUID) để tránh nguy cơ theo dõi. Khi một con chíp được đưa vào máy quét, dữ liệu đầu tiên nó cung cấp là số se-ri của chíp. Mỗi lần quét, con chíp lại trả về một số xác nhận khác nhau. Do đó, dữ liệu duy nhất ai đó lén đọc chíp có thể nhìn thấy là chữ kí điện tử của chủ sở hữu". 

Ho chieu gan chip dien tu (1)

Biểu tượng hình tròn nằm giữa hai thanh ngang trên hộ chiếu giấy thể hiện vị trí của chíp điện tử gắn trong lớp bìa. (Ảnh: AFAR).

Hacker có thể đọc con chíp trên hộ chiếu không?

Theo Brenda Sprague, thư kí bộ phận dịch vụ hộ chiếu tại Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, thông tin trên chíp điện tử chỉ có thể đọc được khi nằm trong khoảng 15 cm tới máy quét. Các thiết bị quét sẽ không thể truy cập dữ liệu trên con chíp nếu hộ chiếu đóng, nhờ lớp băng dính bảo mật đặc biệt chìm trên tấm bìa. Do đó, sẽ khó để lấy cắp thông tin trong hộ chiếu của bạn từ xa tại sân bay hay các điểm du lịch.

Chíp điện tử trên hộ chiếu có thể được sử dụng để theo dõi mọi người không?

Chíp điện tử trên hộ chiếu có thể được sử dụng để theo dõi mọi người, tuy nhiên, theo  Tinker việc này không dễ dàng và cũng không đáng bỏ công sức. Anh cho biết, nếu bạn đi loanh quanh đâu đó với cuốn hộ chiếu mở sẵn, ai cũng có thể dễ dàng đọc số hộ chiếu của bạn. Dù không có thông tin nào khác, họ cũng có thể gán con số đó vào bạn. Từ đó, họ có thể theo dõi nhất cử nhất động của bạn trong một không gian nếu có nhiều máy đọc chíp quanh đó. 

Tuy nhiên, máy đọc chip rất cồng kềnh. Thậm chí, một số cửa hàng bán lẻ cũng áp dụng những kĩ thuật công nghệ tương tự để theo dõi sóng di động và bluetooth trên điện thoại của khách. Từ đó, các chuyên gia có thể phân tích khu vực khách hàng hay lui tới trong cửa hàng nhất và thường dừng lại xem sản phẩm nào.

Do vậy, dùng kĩ thuật này trên diện rộng hơn để theo dõi hộ chiếu của một người nào đó thực sự là cơn ác mộng cho những nhà phân tích dữ liệu. Nếu thực sự băn khoăn về vấn đề bị theo dõi, bạn hãy xem xét đến chính chiếc điện thoại của mình, thứ dễ dàng bị định vị hơn hộ chiếu nhiều lần.

Có nên mua bao hộ chiếu chống quét trộm chíp điện tử hay không?

Người duy nhất có thể đọc những thông tin trên chíp điện tử của hộ chiếu là nhân viên quản lí xuất nhập cảnh. Vì vậy, không có lí do gì khiến bạn phải mua một bao hộ chiếu chống quét trộm. Tuy nhiên, bao hộ chiếu lại có tác dụng để bảo vệ giấy tờ cá nhân của bạn khỏi hư hại hay rách nát.

Ho chieu gan chip dien tu (2)

(Ảnh: AFAR).

Khi bị mất hộ chiếu gắn chíp điện tử sẽ xảy ra điều gì?

Khi một công dân báo hộ chiếu bị mất cắp, cơ quan an ninh sẽ có nhiệm vụ vô hiệu hóa số hộ chiếu cũ để ngăn chặn các hành vi phạm pháp.

Thư ký bộ phận dịch vụ hộ chiếu tại Bộ Ngoại giao Mỹ Brenda Sprague cho biết: "Khi bạn đã báo mất hộ chiếu, chẳng có cách nào để lấy lại được cuốn hộ chiếu đó. Cuốn hộ chiếu đó sẽ bị vô hiệu hóa và bạn sẽ phải làm hộ chiếu mới".

Nếu làm mất hộ chiếu ở nước ngoài, du khách có thể liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán để xin trợ giúp. Họ có thể cấp cho bạn hộ chiếu khẩn để tiếp tục hành trình. Hộ chiếu khẩn thường không có đầy đủ lớp bảo mật như những phiên bản thông thường, và chỉ đủ thông tin cơ bản để bạn trình báo tại biên giới và những điểm kiểm tra an ninh. Khi trở về nước sau chuyến du lịch, du khách có thể làm thủ tục xin cấp hộ chiếu mới.

Một trong những điểm mới của luật xuất nhập cảnh của Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua là Việt Nam sắp có hộ chiếu gắn chip điện tử cho công dân trên 14 tuổi và sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2020.

Cụ thể, các công dân Việt Nam khi đủ 14 tuổi trở lên có quyền lựa chọn cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc hộ chiếu không gắn chíp điện tử. Với những người dưới 14 tuổi, hộ chiếu phổ thông sẽ không gắn chíp điện tử. Qui định mới nêu rõ người đề nghị cấp hộ chiếu có gắn chíp điện tử lần đầu sẽ phải chụp ảnh, thu thập vân tay.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.