Phải làm gì nếu mất hộ chiếu khi du lịch Nhật Bản?

Cho dù cẩn thận đến đâu, bạn vẫn có thể gặp phải những sự cố không mong muốn khi đi du lịch ở nước ngoài. Trong số những rắc rối lớn đó là việc bị mất hộ chiếu. Khi du lịch Nhật Bản, nếu bạn gặp phải trường hợp mất hộ chiếu thì hãy tham khảo những gợi ý về cách xử trí dưới đây.

Bị mất hộ chiếu và không tìm lại được, hãy đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật

Tại Nhật áp dụng luật bắt buộc khách du lịch nước ngoài phải mang hộ chiếu bên mình. Cảnh sát Nhật bản được quyền khám xét ngẫu nhiên. Nếu cảnh sát yêu cầu bạn cho họ xem hộ chiếu khi bất chợt kiểm tra trên đường và bạn từ chối hoặc không mang theo bên mình, bạn có khả năng bị phạt tới 200.000 yên (khoảng 42 triệu đồng) vì vi phạm Đạo luật kiểm soát nhập cư. Nhưng việc mang theo hộ chiếu bên mình cũng đồng nghĩa sẽ có thể bị mất hoặc bị đánh cắp.

làm-gì-khi-mất-passport-có-visa-mỹ

(Ảnh: vyctravel)

Nếu bạn mất hộ chiếu ở Nhật Bản, bạn cần phải đến ngay Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần quan tâm đến một số thủ tục nhất định với chính quyền Nhật Bản. Nếu bạn bị mất hộ chiếu hoặc bị đánh cắp, bạn cần báo cảnh sát Nhật Bản. 

Qui trình thủ tục:

1. Nộp báo cáo tại đồn cảnh sát

Ngay khi bạn biết hộ chiếu bị mất, bạn hãy đến đồn cảnh sát hoặc phòng cảnh sát gần nhất (được gọi là koban bằng tiếng Nhật). Rất có thể, đồ vật bạn bị mất đã được ai đó nhặt được và mang tới phòng cảnh sát để chờ chủ sở hữu đến nhận. 

Bạn có thể đến bất kì đồn cảnh sát hoặc hộp nào để thông báo việc bị mất giấy tờ, nhưng tốt nhất là đến một nơi có thẩm quyền đối ở khu vực mà bạn bị mất hộ chiếu. Cơ quan ảnh sát ở khu vực đó sẽ đưa ra thông báo về việc mất/vụ cướp.

du lich nha ban 2

(Ảnh: naganokai)

Khi đến đồn cảnh sát, việc đầu tiên trình báo vụ việc là bạn cần điền thông tin vào giấy chứng nhận mất tên là ishitsu todokede juri shōmeisho (届 出 受理 証明書) để xin cấp hộ chiếu mới tại một đồn cảnh sát thực sự.

Không phải ai cũng nói tiếng Anh ở Nhật Bản, vì vậy tốt nhất bạn nên mang theo hướng dẫn viên du lịch nếu có. Một lựa chọn khác là hỏi nhân viên tại khách sạn của bạn để gọi cho đồn cảnh sát và giải thích tình hình trước khi bạn tới đó trình báo.

2. Nhận hộ chiếu mới tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán 

Sau khi nhận được giấy chứng nhận mất giấy tờ tại đồn cảnh sát, hãy liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam và hỏi về thủ tục để cấp lại hộ chiếu của bạn. Tốt nhất là gọi trước khi đến đó để trực tiếp biết những gì cần mang theo, điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm ít thời gian khi không phải di chuyển nhiều lần. Chuẩn bị tất cả các tài liệu bạn cần và lệ phí cho hộ chiếu mới, sau đó đi đến Đại sứ quán.

3. Hộ chiếu mới 

Khi có hộ chiếu mới, bạn cũng không có giấy phép nhập cảnh và thời gian lưu trú như hộ chiếu cũ khi đến Nhật Bản. Bạn phải làm một thủ tục đặc biệt để chuyển thông tin sang hộ chiếu mới được làm lại. Mang theo cùng với giấy chứng nhận mất hộ chiếu cho Cục quản lí xuất nhập cảnh gần nhất và yêu cầu một Dấu xác minh cho việc nhập cảnh, được gọi là jōriku kyoka shōin (陸 許可証) trong tiếng Nhật. Điều này rất quan trọng vì số hộ chiếu của bạn đã thay đổi.

4. Hồ sơ để cấp hộ chiếu mới

Bạn cần đầy đủ tài liệu để có được hộ chiếu mới tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán. Thủ tục cấp lại hộ chiếu bị mất, hỏng/giấy thông hành:

Hồ sơ gồm:

 - 01 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định.

 - Phiếu hẹn trả kết quả. 

 - 02 ảnh giống nhau cỡ 3,5 x 4,5 cm (phông nền màu trắng, chụp không quá 6 tháng, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu).

 - Giấy chứng nhận của cảnh sát về việc báo mất hộ chiếu.

 - Bản sao hoặc bản chụp (nếu là bản chụp thì cần xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu) một trong giấy tờ dùng làm căn cứ để cấp hộ chiếu sau đây: Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (loại có ảnh) theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch ban hành qua các thời kỳ như (Giấy CMND còn giá trị (bản gốc); Hộ khẩu (bản sao); Giấy xác nhận nhân sự do Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an cấp; Bản chụp copy hộ chiếu bị mất; Giấy khai sinh…). Các giấy tờ trên nếu đã hết giá trị hoặc không có ảnh thì chỉ dùng tham khảo; Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc hộ chiếu còn thời hạn thì nộp hộ chiếu đó; Trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam như nêu ở đây cần nộp thêm 01 Sơ yếu lý lịch.

 - Xuất trình giấy tờ chứng minh đang cư trú tại Nhật Bản: ID card, phiếu cư dân; Ngoài ra, nếu là Sinh viên ngoài thẻ sinh viên cần nộp xác nhận của trường còn đang học; Nếu là tu nghiệp sinh cần có xác nhận của Nghiệp đoàn còn đang làm việc tại Nghiệp đoàn.

 - Trong trường hợp hộ chiếu cũ bị mất của cha/mẹ có tên và hình của trẻ em đi chung hộ chiếu, thì cha mẹ phải ghi rõ trong đơn trình báo riêng cho con. Hồ sơ nộp kèm Bản sao Giấy khai sinh do phía Việt Nam cấp ghi rõ có quốc tịch Việt Nam đối với trẻ em dưới 14 tuổi có nhu cầu cấp lại hộ chiếu. Hộ chiếu cấp chung/riêng cho trẻ dưới 14 tuổi sẽ chỉ có giá trị dài nhất là 5 năm, hoặc có giá trị đến thời điểm trẻ đủ 14 tuổi. 

 - Thời gian trả kết quả theo quy định. Thời gian bắt buộc: 2 tuần đến 4 tháng nếu bạn có một bản sao hộ chiếu bị mất (nếu không, thủ tục chỉ có thể được thực hiện ở tại Việt Nam)

 - Lệ phí 18000 Yên; Nếu hồ sơ phải xác minh, cần nộp thêm phí xác minh giấy tờ, tài liệu; Nếu lấy kết quả trong ngày, phải trả thêm phí 24h.

Lưu ý: 

  + Cấp hộ chiếu bị mất hay hư hỏng không còn khả năng nhận dạng được, hộ chiếu cấp lần đầu, đương sự phải nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Đại Sứ quán.

  + Khi hồ sơ chưa hợp lệ, ĐSQ phải làm thủ tục xác minh và chỉ cấp hộ chiếu mới sau khi có trả lời đồng ý của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Để có kết quả sớm, thân nhân của đương đơn ở Việt Nam có thể nộp Tờ khai đề nghị xác nhận nhân sự theo mẫu quy định tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an và yêu cầu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an thông báo cho ĐSQ để cấp hộ chiếu mới/giấy thông hành.

  + Đối với các trường hợp ra nước ngoài có thời hạn để công tác, học tập, du lịch hoặc giải quyết việc riêng khác mà hộ chiếu bị mất hoặc hết hạn; không được nước ngoài cho cư trú (cư trú bất hợp pháp), bị buộc xuất cảnh hoặc tự nguyện xin về nước nhưng không có hộ chiếu còn giá trị thì sẽ cấp giấy thông hành.

Đại sứ quán của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Tokyo, Nhật Bản
Địa chỉ: 50-11 Motoyoyogichō, Shibuya-ku, Tōkyō-to 151-0062

+ Điện thoại: (813) 3466-3313; 3466-3311; 3466-3314.

+ Fax: (813) 3466-7652 (Đại sứ quán); (813) 3466-3312 (Bộ phận Lãnh sự)

Trạm gần nhất: Trạm Yoyogi-Hachiman
Giờ làm việc: Sáng từ 9h00 - 12h00, chiều từ 14h00 - 17h00.
Trang web: http://www.vnembassy-jp.org/vi

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.