Tại Hà Nội nhiều rạp chiều phim "lão làng" của nhà nước giờ đây chỉ đang sống "thoi thóp" hoặc phải chuyển đổi công năng sử dụng. Rạp Tháng 8 (phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) là một trong số ít rạp chiếu phim được đầu tư lại để phù hợp với xu thế thị trường. Để thu hút người đến thưởng thức những bộ phim qua màn ảnh rộng rạp đã nhập về nhiều bộ phim bom tấn với nhiều ưu đãi để thu hút khách hàng. |
Thế nhưng do sự phát triển của những rạp chiếu phim có nguồn đầu tư vốn nước ngoài lớn đã khiến cho những rạp nhà nước trở nên vắng khách dần. Theo chia sẻ của nhân viên bán vé tại rạp Tháng 8, "rạp có 5 phòng chiếu phim, phòng 1 là lớn nhất với 535 ghế. Lượng khách ngày thường cũng không đông lắm, chỉ có thời điểm Tết hoặc ngày lễ, ngày nghỉ thì số lượng khách cũng tăng lên nhưng cũng rất ít khi hết ghế". |
Dù được đầu tư hiện đại và ở vị trí rất đắc địa thế nhưng rạp Tháng 8 vẫn thưa vắng khách. |
Rạp Lý Nam Đế (17B Lý Nam Đế, TP Hà Nội) là rạp trực thuộc điện ảnh quân đội. Những tác phẩm phim truyện, phim tài liệu được trình chiếu ở đây đa phần là do ngành điện ảnh quân đội sản xuất. |
Năm 2003 rạp Lý Nam Đế được nâng cấp với 370 chỗ ngồi, được coi như "điểm hẹn văn hóa" thời bấy giờ. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động cho đến nay rạp đã đóng cửa. |
Giờ đây hình bóng rạp Lý Nam Đế chỉ còn là kỷ niệm, không còn nhiều người biết đây với vai trò là một rạp chiếu phim. |
Mà giờ đây trong khuôn viên và trước cửa rạp đã trở thành những quán ăn, dấu tích của một rạp chiếu phim cũng dần bị xuống cấp theo thời gian. |
Rạp Ngọc Khánh (Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội) ) trực thuộc Trung tâm dịch vụ và văn hoá - Viện phim Việt Nam tọa lạc tại một vị trí khá đẹp của Thủ đô. |
Rạp được đưa vào hoạt động từ những năm 1990 đến năm 2006 thì ngừng do tình trạng vắng khách. Sau 1 năm tạm ngừng hoạt động, năm 2007 rạp Ngọc Khánh được tiến hành nâng cấp nhằm thu hút sự quan tâm của những người yêu thích phim chiếu rạp. Thế nhưng do màn hình 2D tại đây có kích thước nhỏ nên dần cũng không thu hút được khách đến xem. Thời điểm cuối năm 2016 cũng là thời gian rạp chiếu những tập phim bom tấn cuối cùng trước thời điểm rạp tạm dừng hoạt động. |
Những bộ phim làm "cháy ghế" tại các rạp phim trên cả nước vào thời điểm cuối năm 2016 cũng đã từng được công chiếu tại đây. |
Khung cảnh vắng vẻ của một rạp chiếu phim đã từng vang bóng một thời. |
Theo chia sẻ tại bảo vệ rạp Ngọc Khánh,"có thể rạp sẽ khôi phục hoạt động vào cuối tháng 3/2017, thế nhưng cũng không giám chắc". |
Hơn 10 năm về trước rạp Bạch Mai được coi là một trong những rạp chiếu "hot" nhất của Hà Nội, dưới sự điều hành của Công ty điện ảnh Hà Nội rạp Bạch Mai sở hữu phòng chiếu đẹp tiện nghi, hiện đại với 286 ghế. Hệ thống máy chiếu, dàn âm thanh tiêu chuẩn Mỹ rạp Bạch Mai đã thể hiện chất riêng thu hút đông đảo người yêu phim, thế nhưng qua thời gian mặc dù rạp đã có nhiều chính sách giảm giá khuyến khích người dân mua vé đến xem phim thế nhưng số lượng khách đến vẫn không ngừng sụt giảm. |
Không còn là rạp Bạch Mai với những tấm áp phích bắt mắt, giới thiệu phim bom tấn sắp công chiếu, mà từ 2012 rạp Bạch Mai đã chuyển đổi công năng sử dụng thành CLB thể hình và một cửa hàng đồ ăn nhanh. |
Cùng chung một số phận hẩm hiu như rạp Bạch Mai, Ngọc Khánh, Lý Nam Đế... rạp Dân Chủ (phố Khâm Thiên, TP Hà Nội) từng là nơi gắn bó với người yêu điện ảnh suốt trong thời kỳ bao cấp và đặc biệt là vào thời kỳ phim thị trường năm 1990. Từ năm 1998 rạp Dân chủ thuộc quản lý của Cinema 1, lận đận trong thị trường điện ảnh cho đến năm 2011 thì rạp Dân Chủ ngừng hoạt động, nguyên nhân là do rạp có diện tích nhỏ và là rạp đơn nên lượng phim chiếu không được nhiều, qua thời gian rạp hoạt động dần kém hiệu quả và phải chuyển đổi công năng thành địa điểm buôn bán đồ điện máy. |