Những thiết kế ứng dụng đột phá từ sinh viên

Không chỉ đưa robot Nhật vào giảng dạy trong nhà trường, Đại học Lạc Hồng đang từng bước khẳng định mình qua cả những thiết kế chế tạo ứng dụng từ các bạn sinh viên trong trường.
nhung thiet ke ung dung dot pha tu sinh vien Trường học đầu tiên mua robot phục vụ giảng dạy

Từ máy in 3D đa năng

nhung thiet ke ung dung dot pha tu sinh vien
Lê Châu Tấn Phát, Nguyễn Ngọc Thiện bên thiết kế Máy in 3D đa năng và máy viết chữ tự động.

Thiết kế máy in 3D đa năng do hai sinh viên Lê Châu Tấn Phát và Nguyễn Ngọc Thiện, sinh viên năm 4 lớp Viễn thông cơ điện, điện tử, trường Đại học Lạc Hồng thực hiện. Máy có thể in được trên vật liệu như chocolate, tạo khuôn công nghiệp đều, nhanh, chính xác.

Chia sẻ về thiết kế máy in 3D đa năng của mình, Ngọc Thiện cho biết: “Có ý tưởng từ năm 3, chúng em mất nửa năm chuẩn bị thực hiện mô hình cho mình. Trước đó, tụi em đã thử nghiệm in nhựa nhưng cơ khí không chắc chắn lắm nên quyết định chuyển qua in 3D đa năng trên chocolate”.

Cũng theo nhóm, để hoàn thiện thiết kế này, nhóm cũng đã trải qua rất nhiều khó khăn bởi in 3D trong nước lúc này chưa phát triển, nhóm phải tham khảo từ nước ngoài, linh kiện cũng chưa nhiều người bán. “Về linh kiện, cái nào chế tạo sử dụng được, chúng em sử dụng, còn lại thì phải nhập từ nước ngoài về. Tụi em cũng phải nâng cấp từ mica lên thành nhôm khi thiết kế máy in 3D trên chocolate”, Tấn Phát chia sẻ.

Đam mê và quyết tâm thực hiện, hai bạn trẻ đã tìm cách khắc phục những trở ngại trên để hoàn tất sản phẩm. Các bạn cũng chia sẻ nhận được nhiều hỗ trợ từ thầy trưởng khoa, người đã ở bên đồng hành, hướng dẫn giúp đỡ, hỗ trợ chi phí trong suốt quá trình nghiên cứu.

Với khả năng ứng dụng cao, thiết kế là một trong những tác phẩm được tuyên dương trong “Sáng tạo trẻ Đồng Nai lần 7”, tiếp tục dự thi Liên hoan sáng tạo trẻ tại TP HCM vừa qua.

Đến mô hình robot song song kiểu Gough – Stewart

nhung thiet ke ung dung dot pha tu sinh vien
Hai sinh viên Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Hữu Phước bên mô hình robot song song.

Một thiết kế ứng dụng thông minh khác cũng đến từ chính các bạn sinh viên Đại học Lạc Hồng gây ấn tượng với nhiều người – robot song song nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy trong các trường Đại học của nhóm 2 sinh viên – Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Hữu Phước.

Chia sẻ về ý tưởng của mình, Quốc Tuấn cho biết: “Tụi em chính thức có ý tưởng từ đầu năm nay, mất 3 đến 4 tháng để hoàn tất. Khi xem video trên mạng thấy nhiều nước đã làm và bán, các công ty cũng đã thực hiện nghiên cứu. Chúng em nghĩ sao không chế tạo và đưa robot công nghiệp vào phục vụ cho chính các trường Đại học Việt Nam. Vì vậy nên quyết định bắt tay vào làm”.

Suy nghĩ sẽ có robot hỗ trợ cho quá trình giảng dạy trong các trường Đại học thôi thúc nhóm không ngại tìm tòi, mày mò để cho ra đời thiết kế có khả năng ứng dụng cao. “Nhóm em phải tìm ra bài toán động học, đây là điều khó khăn nhất của nhóm. Ngoài ra, vì Việt Nam chưa thịnh hành robot này nên nhiều loại vật liệu phải mua từ nước ngoài như màn hình cảm ứng và khớp cầu. Khi xây dựng mô hình kết cấu thì vấn đề tỉ lệ cũng là điều nan giải. Về chi phí, nhóm cũng phải bỏ ra khá nhiều”, các thành viên trong nhóm cho biết.

Nhóm cũng chia sẻ về tính năng hoạt động của robot: “Robot bao gồm bệ cố định kết nối với tấm chuyển động thông qua 6 chân dẫn. Sáu chân dẫn có khả năng thay đổi nhờ việc thay đối góc quay của mỗi servo, sự thay đổi của 6 chân dẫn sẽ thay đổi góc và hướng quay của tấm chuyển động. Chúng em hy vọng mô hình robot của mình sẽ được ứng dụng giảng dạy trong nhà trường”.

nhung thiet ke ung dung dot pha tu sinh vien
Các sản phẩm sáng tạo của sinh viên Đại học Lạc Hồng được trưng bày trong Liên hoan sáng tạo trẻ.

Robot song song của nhóm khi hoàn thiện được đánh giá có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển, có thể áp dụng cho các bài giảng về robot trong môi trường giảng dạy. Tính hiệu quả cao cũng giúp công trình được đánh giá có thể làm tiền đề cho những mô hình lớn hơn trong lĩnh vực mô phỏng và giải trí. Đây được xem là tín hiệu mừng đối với mục tiêu mà nhóm đang hướng đến.

Vừa qua nhóm cũng đã tham gia báo cáo tại Sở Khoa học công nghệ Đồng Nai và tiếp tục dự Liên hoan sáng tạo trẻ TP HCM.

Đại học Lạc Hồng là cái tên không lạ trong các cuộc thi về robot. Vừa qua, trường cũng đã giành chức vô địch cuộc thi robot Việt Nam 2016.

Thầy Ngô Kim Long, giảng viên của trường chia sẻ: “Sinh viên năm 1 và năm 2 vào trường có xuất phát điểm tương đối thấp hơn các trường khác. Các em cũng rụt rè và thụ động trong các môn học nên giáo viên phải là người gợi mở, khuyến khích và hướng dẫn. Trong hai năm đầu học tập tại trường, các em hầu như chỉ theo những đồ án điện tử nhỏ để tập tự giác trong vấn đề học tập, báo cáo. Tuy nhiên, sau năm 2, các em được cải thiện khả năng nghiên cứu hơn rất nhiều. Năm 3 và năm 4 là bước chuyển mình của các em".

"Trường luôn khuyến khích các bạn chọn hình thức có đề tài nghiên cứu hơn là thi. Từ năm 2013 trở đi, trường cũng không thi tốt nghiệp nữa mà thay vào đó bằng các báo cáo tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học. Các em sẽ chọn làm đề tài mới, những em có khả năng thấp hơn thì làm đồ án tốt nghiệp. Nhìn chung, chúng tôi luôn cố gắng để các em có đầy đủ những kỹ năng tốt nhất khi ra trường và các bạn sinh viên của trường đã rất nỗ lực”, giảng viên Ngô Kim Long khẳng định.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.