'Niềm vui Tết là nhặt được nhiều vỏ để sang năm mới mua thêm được gạo'

Chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa là năm mới gõ cửa mọi nhà, ai nấy đều nô nức, phấn khởi mong một năm mới ấm no, hạnh phúc. Đâu đó, có nhiều phận người vì miếng cơm manh áo vẫn phải bươn mình làm thuê để kiếm vài đồng lo cho cái ăn cho cả gia đình.
niem vui tet la nhat duoc nhieu vo de sang nam moi mua them duoc nhieu gao
Những phận người cùng cực làm thuê bên những ruộng mì.

Vào một ngày cuối năm, chúng tôi tìm đến khu vực ruộng mì xã Ea Nuôl (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk). Tại đây, dưới cái nắng chói chang của buổi chiều tà, những người nông dân phải phơi mình giữa trời nắng để kịp thu dọn số mì đã được chủ vườn thu hoạch.

Chị Li Na (SN 1990, xã Ea Nuôl) cho biết, do hoàn cảnh khó khăn, gia đình lại đông người nên chị phải nghỉ học từ sớm để làm thuê. Gia đình không có vườn rẫy nên ai thuê gì chị làm nấy.

“Gần một tuần nay, Tây Nguyên nắng ráo nên các chủ vườn thuê người phơi và thu dọn mì để kịp đón năm mới. Công việc tương đối vất vả, nhưng thu nhập mỗi ngày cũng chỉ được vài ba chục nghìn chỉ đủ mua thức ăn cho gia đình, chứ không dư giả được gì”, chị Li Na chia sẻ.

Cũng theo chị Li Na, ngoài phơi mì thuê cho các chủ vựa, chị còn nhận cạo vỏ với số tiền ít ỏi 14.000 đồng/tạ cho các chủ vườn sau khi mì được thu hoạch về.

Đối với những người lao động ở đây, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số thì Tết vẫn là một cái gì đó xa vời. Tết không quần áo mới, không sắm sửa, không quà cáp, không thưởng Tết... Thay vào việc phải tất bật để lo cho một cái Tết đầy đủ, ấm no, những con người ngoài ruộng mì kia phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt để kiếm vài đồng về lo cho gia đình mình.

niem vui tet la nhat duoc nhieu vo de sang nam moi mua them duoc nhieu gao
Vì miếng cơm manh áo nên ai nấy tranh thủ dịp Tết để kiếm chút ít tiền.

Mặc dù đã 60 tuổi, sức khỏe đã yếu đi nhiều nhưng cụ H’Khô (huyện Buôn Đôn) vẫn phải bán mặt cho đất, ngày ngày phơi mình bên những nương mì.

“Do năm nay mùa màng thất bát, trồng cây gì chết cây đó nên tôi phải đi làm thêm để kiếm sống. Tuổi cao rồi, sức khỏe không còn tốt nữa nên chả ai thuê gì. May thay, những chủ mì còn thuê tôi hốt mì với giá 2.000 đồng/bao. Một buổi chiều tôi cũng kiếm được khoảng 20.000 đồng để mua ít rau về ăn”, bà H’Khô tâm sự.

Em H’Mung Byă (Buôn Đung, huyện Buôn Đôn) chỉ mới 13 tuổi, nhưng đã có “thâm niên” 2 năm trong việc đi làm thuê. Gia đình em có 6 người, bố mẹ lại thường xuyên đau ốm nên không thể làm lụng được. Mấy anh chị em nhà H’Mung phải đi làm để nuôi bố mẹ và lấy tiền đi học.

“Năm em 11 tuổi, căn bệnh hở van tim của mẹ trở nặng nên không làm nặng được. Từ đó, em bắt đầu đi làm thuê để kiếm tiền mua sách vở đi học. Nay đang trong mùa mì nên các chủ vườn thuê người hốt, em thấy chị em đi nên cũng xin đi theo. Mặc dù không được bao nhiêu nhưng vẫn phải làm, chứ ở nhà lại không có tiền để ăn rồi học”, em H’Mung nói.

Với thân hình gầy gò, đen nhẻm vì nắng cùng với bộ quần áo cũ nhàu được người ta cho, H’Mung nhìn già dặn hơn so với tuổi của mình. Từ ngày được nghỉ Tết đến nay, em đều xin chị đi theo để đóng mì. Mỗi bao mì em đóng và khâu xong chỉ được nhà chủ trả 1.000-2.500 đồng/bao, tính như vậy thì một ngày H’Mung cũng kiếm được 30.000 đồng. H’Mung còn tâm sự, mặc dù em biết mai là năm mới nhưng đối với em Tết cũng chỉ là dịp để em kiếm thêm chút ít tiền từ việc đi nhặt ve chai.

“Từ nhỏ đến giờ có lẻ em chưa được cảm nhận một cái Tết trọn vẹn, bởi Tết em đều đi nhặt nhạnh những vỏ lon bia, nước ngọt để bán. Đối với em, niềm vui Tết là nhặt được nhiều vỏ để sang năm mới mua thêm được nhiều gạo”, H’Mung tâm sự.

Khi hỏi về ước mơ của mình sau này, H’Mung lặng người hồi lâu rồi thủ thỉ nói: “Sau này em muốn làm cô giáo để dạy học cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn như em. Đối với em, việc học hết cấp 3 đã là điều khó khăn nên em cứ ước mơ như vậy thôi, còn việc có thể thực hiện được hay không còn nhờ vào nhiều yếu tố tác động vào”.

niem vui tet la nhat duoc nhieu vo de sang nam moi mua them duoc nhieu gao
Năm mới cận kề, nhưng H’Mung chỉ mong đủ cái ăn cho gia đình.

Những con người bình dị, nhỏ bé về vóc dáng nhưng luôn có một khát khao và nghị lực sống phi thường. Năm hết Tết đến họ chỉ mong đủ cái ăn, chứ không mong gì có quần áo mới, được vui chơi sau một năm lao động cực nhọc.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.