'Nói buýt nhanh BRT chưa hiệu quả là không phù hợp'

Giám đốc Tramoc cho rằng việc nói buýt nhanh BRT sau 4 tháng mới chỉ đạt công suất 50% so với thiết kế là đánh giá không phù hợp với thực tiễn.
noi buyt nhanh brt chua hieu qua la khong phu hop Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có ảnh hưởng buýt nhanh BRT?
noi buyt nhanh brt chua hieu qua la khong phu hop Buýt nhanh BRT không có lỗi, lỗi ở tầm nhìn?
noi buyt nhanh brt chua hieu qua la khong phu hop
Các phương tiện vẫn vô tư lấn làn buýt nhanh BRT. Ảnh: Di Linh

Sau 4 tháng đi vào vận hành, tuyến buýt nhanh BRT 01 ở Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia và người dân. Nhằm làm rõ hơn về tuyến buýt nhanh đầu tiên của cả nước, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội (Tramoc).

PV: Gần đây có nhiều ý kiến cho rằng tuyến buýt nhanh BRT sau 4 tháng hoạt động chỉ đạt công suất 50% so với thiết kế là chưa hiệu quả. Theo ông, đánh giá này có chính xác?

Ông Nguyễn Hoàng Hải: Đây là đánh không phù hợp với thực tiễn của hoạt động vận tải, nhất là một loại hình mới, thí điểm và lần đầu có ở nước ta. Để đánh giá hiệu quả cần tiếp tục có thời gian.

Tuy nhiên với thời gian ngắn 4 tháng chúng ta có thể thấy hiệu ứng tích cực như: Hành khách ủng hộ và có xu hướng gia tăng, khách đi lại thường xuyên cao (trên 50%), một tỉ lệ không nhỏ khách bỏ phương tiện cá nhân chuyển sang sử dụng BRT (trên 23%), trật tự giao thông trên toàn tuyến được cải thiện, không có ùn tắc giao thông nghiêm trọng kéo dài, tai nạn giao thông giảm thiểu.

Dư luận cho rằng so với mức tiền đầu tư của dự án, những kết quả tuyến buýt nhanh BRT mang lại là chưa xứng đáng. Ý kiến của ông về quan điểm này thế nào?

Đây là dự án thí điểm lần đầu ở Việt Nam với mục tiêu cải thiện giao thông đô thị. Cái được ở đây là xem xét hiệu quả và tính bền vững của giải pháp đối với giao thông đô thị.

Thực tế cho thấy giải pháp đã phát huy tác dụng khi tạo được hình ảnh mới về giao thông công cộng trên hành lang, thu hút người dân đi xe buýt, đồng thời cải thiện rõ rệt trật tự an toàn giao thông trên tuyến. Sẽ còn nhiều việc phải làm tiếp để tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực của BRT.

noi buyt nhanh brt chua hieu qua la khong phu hop
Nhiều người dân đã bỏ phương tiện cá nhân, chuyển sang đi buýt nhanh. Ảnh: Di Linh

Theo chiều hướng khác, nếu không có những giải pháp mạnh mẽ trên hành lang này, cứ để tình trạng giao thông như hiện nay tiếp diễn, chỉ trong thời gian ngắn nữa giao thông ở đây sẽ trở nên nghiêm trọng khôn lường, đầu tư để giải quyết và xử lý lúc này sẽ không thể dự báo được lớn đến mức nào.

Mới đây, Chủ tịch TP Hà Nội đề nghị thí điểm buýt thường chạy chung làn với buýt nhanh. Điều này có khả thi hay không?

Theo thiết kế tuyến buýt nhanh sẽ có dịch vụ cao nhất là 3 phút/lượt. Dịch vụ sẽ được điều chỉnh tăng dần theo mức độ gia tăng của hành khách để tránh lãng phí phương tiện, giảm chi phí vận hành.

Hiện nay với mức tần suất dịch vụ ban đầu là 5-10 phút/lượt sẽ có khoảng trống về không gian và thời gian trên hành lang. Điều này vừa lãng phí vừa dễ tạo khoảng trống để các phương tiện khác lấn làn BRT.

Bên cạnh đó, các tuyến buýt thường chạy cùng hành lang BRT đều là các tuyến buýt gom cho BRT thường chỉ chạy chung một đoạn (tối đa chưa đến 3km). Việc tạo điều kiện cho buýt thường chạy chung với BRT sẽ góp phần cải thiện dịch vụ buýt thường, giảm áp lực giao thông ở làn giao thông chung và gián tiếp tăng cường dịch vụ cho BRT.

noi buyt nhanh brt chua hieu qua la khong phu hop
Kết quả của tuyến buýt nhanh BRT sau 4 tháng vận hành.

Chúng ta cần làm gì để tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng BRT cũng như hút khách cho tuyến này, thưa ông?

Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục lên phương án tăng cường xe buýt kết nối BRT tại hai đầu tuyến (Kim Mã, Yên Nghĩa) và với các khu đô thị, các cụm trường Đại học khu vực Thanh Xuân.

Tăng cường giao thông tiếp cận: bằng các giải pháp như hợp lý hóa lại điểm dừng xe buýt tạo thuận lợi cho hành khách trung chuyển giữa xe buýt và nhà chờ BRT; cải thiện tiếp cận cho người khuyết tật tại các vị trí có cầu đi bộ; bố trí trông giữ xe tại các vị trí có nhà chờ BRT.

Tổ chức thí điểm cho buýt thường (là các tuyến buýt gom cho BRT) chạy chung làn với BRT để khai thác tối đa năng lực của làn BRT và cải thiện dịch vụ buýt thường, giảm áp lực cho làn giao thông chung.

Bổ sung tiện ích phục vụ hành khách tại các nhà chờ: bổ sung sơ đồ các tuyến buýt gần nhà chờ, các thông tin hướng dẫn cho hành khách sử dụng dịch vụ; tổ chức bán vé tháng xe buýt tại các nhà chờ... Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền, vận động thu hút nhân dân sử dụng tuyến BRT.

Xin cám ơn ông!

noi buyt nhanh brt chua hieu qua la khong phu hop Bị tố cáo, Chủ tịch Hội Nông dân: 'Người ta cuối đời gặp lan, tôi đây cuối đời gặp quỷ'

Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk thừa nhận là người trung gian nhận tiền "chạy trường, chạy việc" và ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.