Nối gót Forever 21, biểu tượng thời trang xa xỉ của Mỹ cũng phá sản, bán mình với giá hơn 270 triệu USD

Từ số tiền có được nhờ cầm đồ chiếc nhẫn đính hôn, Barneys New York nổi lên như một biểu tượng cho bán lẻ thời trang xa xỉ. Nhưng cơn sốt thương mại điện tử đã khiến thương hiệu này phải bán mình. Thương hiệu này đã 3 lần phá sản.

Sau ông lớn Forever 21 nộp đơn xin phá sản, đến lượt một tên tuổi đình đám vừa mới nối gót. Ngành bán lẻ thời trang điểm danh thêm Barneys New York vào danh sách lụi bại trong năm 2019.

Bán mình với giá hơn 270 triệu USD

Reuters đưa tin, nhà bán lẻ thời trang xa xỉ Barneys New York Inc sắp được bán cho Authentic Brands Group LLC sau khi một cuộc đấu giá,  vì không đủ điều kiện để bán đấu giá phá sản.

Theo đó, dự kiến tất cả các cửa hàng Barneys New York sẽ được chuyển sang cho thương hiệu Saks Fifth Avenue tiếp quản. Hoạt động bán hàng đã chính thức kết thúc vào cuối tuần qua. Điều này đồng nghĩa với việc có khoảng 2.000 nhân viên bị sa thải.

Đại diện Barneys New York chia sẻ với Business Insider, rằng: "Trong nhiều tháng qua, chúng tôi đã làm việc siêng năng với tòa án, người cho vay và chủ nợ của chúng tôi, để tối đa hóa giá trị tài sản của Barneys, và chúng tôi rất vui mừng khi đạt được kết luận này. 

Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả các nhân viên chăm chỉ, nhà thiết kế, nhà cung cấp tài năng và khách hàng thân thiết của chúng tôi, vì đã trở thành một phần của lịch sử của thương hiệu mang tính biểu tượng Barneys New York".

1200x-1

Đây là lần thứ 3, Barneys nộp đơn xin phá sản. (Ảnh: BWBX).

Giá trị của thương vụ trên chưa được tiết lộ chính thức, nhưng giới thạo tin đồn đoán rơi vào khoảng 271,4 triệu USD.

"Chúng tôi mong muốn được tiếp tục với các kế hoạch của Barneys khi tiếp quản. Mục tiêu của chúng tôi là bảo tồn và xây dựng dựa trên di sản của Barneys và phát triển nó cho tương lai", phía Authentic Brands Group cho biết.

Biểu tượng của thời trang xa xỉ khởi đầu từ... cầm đồ nhẫn đính hôn

Nhà sáng lập Barney Pressman đã mở cửa hàng đầu tiên của mình trong một không gian rộng 46 m2 với mặt tiền 6,1 m, tại Đại lộ số 7 và Phố Tây 17 ở Manhattan vào năm 1923. Lúc bấy giờ, ông có được 500 USD để trả tiền thuê từ tiền cầm đồ nhẫn đính hôn của vợ.

Barneys New York bấy giờ chuyên về đồ nam, nổi lên nhờ cung cấp các dịch vụ đổi trả và bãi đậu xe miễn phí. Đây cũng là thương hiệu đầu tiên vung tiền cho quảng cáo trên radio và truyền hình.

Suốt 30 năm sau đó, thương hiệu này vẫn duy trì là một điểm mua sắm thời trang cho phái mạnh. Mãi đến khi con trai của Pressman, ông Fred kế vị, định hướng cao cấp mới được hình thành.

Barneys

Barneys xuất phát từ hãng chuyên bán đồ cho nam giới. (Ảnh: RLI).

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1973 với Tuần lễ kinh doanh, Fred Pressman tuyên bố: "Tôi tin rằng con đường giảm giá chắc chắn không dành cho chúng tôi. Bố tôi và tôi luôn ghét hàng hóa giá rẻ... Tôi không muốn bán hàng hóa cấp thấp". Và cứ thế, Barneys New York suốt gần một thế kỉ qua trở thành biểu tượng cho thời trang xa xỉ.

Năm 1973, cửa hàng đã có kho dự trữ lên đến 60.000 bộ quần áo với đầy đủ các mẫu từ các nhà thiết kế như Bill Blass, Pierre Cardin, Christian Dior và Hubert de Givenchy. Quần áo của phụ nữ được giới thiệu vào 3 năm sau đó. Barneys trở thành nhà bán lẻ thời trang đầu tiên ở Mỹ cung cấp đầy đủ dòng Giorgio Armani.

Barneys  cũng đã bán thêm các đồ gia dụng, mĩ phẩm và các phần quà tặng. Đến năm 1977, nhà hàng trong cửa hàng của Barneys được đổi tên thành The Cafe, và bắt đầu bán salad, súp và bánh sandwich.

Suốt thập niên sau, hình ảnh thương hiệu xuất hiện dày đặc trên các tạp chí thời trang cao cấp, đồng hành cùng những siêu mẫu mới nổi như Linda Evangelista, Naomi Campbell và Christy Turlington.

nb20110917a3a

Từ chối bán hàng giá rẻ, Barneys trở thành biểu tượng của sự đẳng cấp. (Ảnh: Japan Times).

Năm 1986, Barneys thuê Simon Doonan, người được ca ngợi là "cha đẻ thứ hai" của thương hiệu này. Ông vẫn là Đại sứ Sáng tạo cho Barneys  đến ngày nay.

Những năm 90, thương hiệu bắt đầu bành trướng ra toàn lãnh thổ cờ hoa và ngoại quốc. Barneys  phủ sóng hầu hết các trung tâm sầm uất như Boston, Dallas, Scottsdale, San Francisco và Las Vegas… Tại Nhật Bản, Barneys  có 12 cửa hàng hoạt động dưới hình thức nhượng quyền.

Đến năm 1993, Barney khai trương trung tâm rộng đến 230.000 mét vuông  trên Đại lộ Madison. Nhà phê bình thời trang Vanessa Friedman của New York Times ví von sự kiện này là một "biểu tượng không thể lẫn vào đâu cho sự khác biệt và khát vọng: trung tâm mua sắm lớn nhất được xây dựng ở Manhattan kể từ thời kì suy thoái kinh tế, phá vỡ mọi quy tắc".

Barneys từng hai lần phá sản

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng xuất hiện một đợt xung đột tài chính hệ trọng của Barneys. Một số nhà cung cấp bắt đầu từ chối bán hàng do thương hiệu này liên tục thanh toán trễ. Quan hệ hợp tác rối rắm với đối tác tài chính Nhật Bản, Isetan khiến nhà Pressman chịu nhiều áp lực từ các khoản nợ lớn.

Tình trạng này tồi tệ đến mức Barneys  phải "tự tát vào mặt" để mở ra Warehouse, chấp nhận bán hàng giảm giá. Giáng sinh năm 1995, tờ New York Times phát hiện thương hiệu này nộp đơn xin phá sản. 

Là một phần của việc trả nợ, Isetan nắm quyền sở hữu 3 cửa hàng Barneys  lớn nhất ở New York, Chicago và Hillsly Hills.

rick-owens-barneys-4

Chi phí duy trì những cửa hàng đồ sộ là điểm giết chết Barneys trước thời đại số. (Ảnh: MPCWWD).

Sau biến cố, Barneys  liên tục đổi chủ và gặp thêm rắc rối về nhân sự cấp cao. Trong lúc đó, thương mại điện tử nổi lên, đẩy Barneys  gần với bờ vực phá sản lần nữa. Người dùng không còn tha thiết khiến bản thân mỏi chân tại các cửa hàng thời trang đồ sộ. Barneys  nhiều lần níu kéo bằng các động thái chuyển đổi số nhưng không đem lại kết quả khá khẩm hơn. 

Đến tháng 8/2019, Barneys  New York đã nộp đơn xin phá sản một lần nữa. 15 cửa hàng đóng cửa như một phần của hồ sơ phá sản, bao gồm các cửa hàng hàng đầu của Barneys ở Las Vegas, Chicago và Seattle; các cửa hàng nhỏ hơn ở Los Angeles, New York và Philadelphia.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.