Forever 21 phá sản không có nghĩa là thời trang nhanh đã chết

Forever 21 tuyên bố đã nộp đơn xin phá sản, giới phân tích đang tìm hiểu lí do tại sao thương hiệu hùng mạnh này lại sụp đổ...
avatar_1569913014327

Một trong những nguyên nhân khiến Forever 21 phá sản là: Thời trang nhanh (fast fashion) đang chết dần. (Nguồn ảnh: QZ).

Một trong những nguyên nhân được đưa ra là: Thời trang nhanh (fast fashion) đang chết dần.

Muốn phát triển nhanh, Forever 21 đã mở rộng nhanh chóng ra toàn cầu, điều này phức tạp và tốn kém nhiều hơn dự đoán. Và công ty cũng thích ứng chậm với sự tăng trưởng của kênh mua sắm trực tuyến. Tại thị trường quê nhà (Mỹ), Forever 21 quá tập trung vào mạng lưới các cửa hàng lớn, mà nhiều trong số đó tại các trung tâm thương mại có lưu lượng khách đến và doanh số giảm dần.

Chia sẻ với tờ New York Times, Phó Chủ tịch điều hành Forever 21, bà Linda Chang, cho rằng lượng khách đến các cửa hàng và sức hút của thời trang nhanh suy giảm là một phần nguyên nhân cho thất bại của Forever 21.

Doanh số bán hàng của những công ty thời trang nhanh lớn trên thế giới như, H&M và Zara đã suy giảm trong vài năm qua. Tại Mỹ, thị phần kết hợp của Forever 21, H&M và Zara đã giảm từ mức cao nhất vào năm 2015.

Tuy nhiên, cũng từ thời điểm đó, các nhãn hiệu thời trang nhanh khác cũng phát triển nhanh chóng. Đáng chú ý nhất là các hãng bán lẻ ASOS và Boohoo của Anh, cả hai đều phát triển mạnh mẽ với các mô hình trực tuyến, siêu nhanh. Các nhãn hiệu như Fashion Nova và Missguided cũng đã mở rộng rất nhanh, sử dụng Instagram để tiếp cận các khách hàng nữ trẻ.

H&M và Zara cũng không đứng yên. Gần đây, cả hai đã bắt đầu hưởng lợi từ việc dừng mở các cửa hàng mới để tập trung vào phát triển hoạt động kinh doanh kỹ thuật số của mình.

Forever 21 phá sản không có nghĩa là thời trang nhanh đã chết - Ảnh 2.

Tăng trưởng doanh số toàn cầu của các thương hiệu thời trang lớn, tính theo năm. (Ảnh: Atlas/Qz).

Tăng trưởng doanh số gần đây của ngành thời trang nhanh cũng không chỉ diễn ra ở các thị trường mới khai thác. 

Ông Karl Johan - Persson, Giám đốc điều hành H&M, chia sẻ với các nhà đầu tư trong tháng tháng 6, về kết quả quý II/2019 của công ty rằng: "Mỹ là một trong những thị trường tăng trưởng mạnh nhất của công ty, với 17%". 

Boohoo gần đây đã báo cáo tăng trưởng doanh số 62% ở Mỹ trong kết quả nửa đầu năm. 

ASOS cung cấp tăng trưởng doanh số 8%  ở Mỹ  trong nửa đầu năm

Một lí do khác cho những tin đồn về sự suy giảm của thời trang nhanh là sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp đại lí, vốn cung cấp cho khách hàng những cách bền vững hơn để mua sắm.

Các vấn đề của Forever 21 dường như xuất phát từ chính nội tại của doanh nghiệp này. Một nhà phân tích bán lẻ lâu năm đã nói với Yahoo Finance: "Trước tiên, họ lạc lối về thời trang. Trước đây, họ đã rất nhanh trong việc sao chép các thương hiệu cao cấp. Thời trang của hãng ngày một kém bắt mắt ít sức ảnh hưởng, trong khi chất lượng giảm sút. Ngoài ra, diện tích của cửa hàng của họ ngày càng lớn và họ có một số cửa hàng rộng đến 20.000 mét vuông".

Thời trang nhanh là một mô hình có hiệu quả rõ rệt. Điều đó đã thúc đẩy một số thương hiệu quần áo phát triển chuỗi cung ứng của họ. Có thể vấn đề lớn nhất của Forever 21 là công ty này không tốt bằng đối thủ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.