Zara và H&M đóng hàng trăm cửa hàng, chuyển sang bán online

Các hãng "thời trang mì ăn liền" đang chuyển hướng sang cuộc chiến thương mại điện tử, mở đầu bằng việc đóng dần cửa hàng trên toàn thế giới.

Có lẽ Hennes & Mauritz (công ty Thụy Điển đứng sau H&M) và Inditex có trụ sở tại Tây Ban Nha (chủ sở hữu Zara và Massimo Dutti) đều nhìn thấy lợi ích của các quyết định được đưa ra vào năm ngoái như cắt giảm mạng lưới cửa hàng bán lẻ, đồng thời thêm tài nguyên vào cuộc chiến E-commerce.

Theo thông tin từ Fortune, 18 tháng trước, H&M vẫn vật lộn với sự thay đổi của việc mua sắm trực tuyến và dường như các cửa hàng truyền thống không còn kiếm ra tiền nữa.

Sang mùa hè này, một năm đầy biến động đối với cổ phiếu, H&M đã cố gắng giữ mức tăng 15% mà công ty đạt được khi công bố thu nhập từng quý gần đây nhất vào cuối tháng 6.

Kết quả đáng chú ý vì các bộ sưu tập mùa hè đã tạo thành công lớn, với doanh số tăng 12% so với năm trước đó. Họ dự kiến giảm bớt hàng tồn kho chưa bán trong quý thứ 4 liên tiếp. Cổ phiếu hiện tăng 1/3 so với mức thấp nhất trong 14 năm vào tháng 8 năm ngoái.

Zara và H&M đóng hàng trăm cửa hàng, chuyển sang bán online - Ảnh 1.

Một cửa hàng của H&M tại Anh. (Ảnh: Glassdoor).

Yếu tố lớn đóng góp cho sự thay đổi của H&M là sự đánh giá cẩn thận và khách quan. Sau khi đóng cửa khoảng 140 cửa hàng bán lẻ vào năm 2018, H&M điều chỉnh lại kế hoạch mở cửa hàng trong năm nay, từ con số 175 trên toàn thế giới thành 130 cửa hàng.

Ngay lập tức, chuỗi cửa hàng bán lẻ bị cắt giảm quá mức ở châu Âu và sẽ tiếp tục giảm các cửa hàng thương hiệu H&M trên khắp lục địa trong năm nay.

Đối lập với H&M, Inditex (công ty mẹ của Zara) tăng gấp 3 cửa hàng trên toàn cầu, lên đến đến gần 7.500 cửa hàng dưới thời CEO cũ - Pablo Isla. Trong đó, Massimo Dutti và Bershka tập trung vào giới trẻ. Việc mở rộng khiến nhiều cửa hàng truyền thống khó sống sót trong thời đại thương mại điện tử.

Isla đã phản ứng bằng cách đóng 355 cửa hàng vào năm ngoái, nhiều hơn 76% so với dự kiến ban đầu. Năm nay, dưới thời CEO mới - Carlos Crespo, công ty chuẩn bị đóng thêm 250 cửa hàng, trong khi đó lại mở thêm 300 cửa hàng.

Zara và H&M đóng hàng trăm cửa hàng, chuyển sang bán online - Ảnh 2.

Có thời điểm số lượng cửa hàng của tập đoàn bán lẻ khổng lồ Tây Ban Nha Inditex đạt gần 7.500 trên toàn thế giới. (Ảnh: Mochbin).

Hai "gã khổng lồ" có kế hoạch tham gia vào thương mại điện tử trong năm nay thậm chí còn ấn tượng hơn. Một cách tiếp cận táo bạo có lẽ là đáng khen, vì cả hai đều báo cáo doanh số bán hàng trực tuyến vẫn chưa đến 15% tổng doanh thu. Để so sánh, khoảng 27% doanh số bán hàng may mặc của Mỹ diễn ra trực tuyến.

"Chúng tôi muốn làm cho các bộ sưu tập thời trang của mình có sẵn cho tất cả khách hàng, bất kể họ ở đâu trên thế giới", Isla nói vào tháng 5, "Ngay cả ở những thị trường hiện không có cửa hàng chính thống của chúng tôi".

H&M hứa hẹn sẽ nâng cấp cho cửa hàng trực tuyến của mình, bao gồm điều hướng, trình bày sản phẩm cũng như thời gian giao hàng ngắn hơn (đặc biệt là các khu vực không thuận lợi cho đối thủ trực tuyến như Zalando, Boohoo và tất nhiên có cả Amazon).

Mặc dù đóng vài cửa hàng bán lẻ, H&M lẫn Zara vẫn trong đà phát triển với doanh thu được mong đợi là sẽ tăng trong năm nay.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.