Dự báo giá heo hơi xuất chuồng ngày 20/12: Việt Nam đã chủ động được vắc xin lở mồm long móng | |
Dự báo giá heo hơi xuất chuồng ngày 16/12: Việt Nam tự chủ sản xuất vắc xin lở mồm long móng |
Người dân dùng chanh, quất, mật…vệ sinh miệng cho bò bị bệnh. Ảnh: Trần Trung |
Điều đáng lo ngại là tính đến nay, số lượng bò chết không hề có dấu hiệu giảm. Không những thế, trước tình thế éo le, người dân đã bán bò cho thương lái với giá rẻ mạt, gián tiếp dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên diện rộng khi bò trong vùng dịch vẫn được mua bán vận chuyển đi các tỉnh khác.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, cả xã Hòa Thắng có khoảng 1.850 con bò, chủ yếu là bò vỗ béo để bán thịt.
Trong đó, số bò có triệu chứng mắc bệnh và phải điều trị bệnh lở mồm long móng là 313 con (14 con đã chết). Bò bệnh chủ yếu nhiễm 2 thể vi rút là O và A.
Lo sợ bò bị nhiễm bệnh, nhiều người dân đã dùng bạt nhựa để che chắn chuồng trại và phun thuốc tiêu độc khử trùng. Ảnh: Trần Trung |
Ông Trương Hiền (84 tuổi, thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa) chia sẻ: “Hai con bò nhà tôi phát bệnh rất nhanh. Sáng tôi ra thăm vẫn còn khỏe mạnh, chiều đổ bệnh, ăn không được, miệng lở, trào nước dãi… Hiện tại gia đình tôi tự chữa trị hết 400.000 đồng tiền thuốc nhưng vẫn chưa khỏi”, ông Hiền lo lắng.
“Vợ chồng tôi già vậy, không làm lụng gì nên mua con bò về cắt cỏ chăm bón nó. Vừa để giữ vốn vì để tiền vậy ăn cũng hết; hai là vỗ béo kiếm đồng lời để sau này dưỡng già. Giờ nó bệnh rồi thấy bò hàng xóm liên tục chết nên đêm vợ chồng tôi ngủ không được, một ngày ra thăm nó 5-6 lần vì sợ nó chết…”, vợ ông Hiền nghẹn giọng.
Bà Hận - người hàng xóm của ông Hiền cho biết 1 con bò của gia đình đã chết. Con còn lại thì đang nguy kịch. "Con chết rồi gia đình bán cho lò mổ với giá 4 triệu đồng, nếu nó còn sống thì giá trị nó phải hơn 25 triệu đồng…”.
Con bò là tài sản rất lớn đối với người dân khu vực này. Ảnh: Trần Trung |
Để phòng tránh bệnh cho bò, nhiều người dân tại địa phương đã dùng bạt quấn quanh chuồng nuôi để tránh ruồi mang mầm bệnh bay vào…
Ông Nguyễn Thái Học, một nông dân nuôi bò xã Hòa Thắng cho biết: “Người nuôi bò đa số là người nghèo, giờ mất cả gia tài bảo họ tiêu hủy sao được nên đành bán để vớt vát ít vốn”.
Lý giải tình trạng bùng phát bệnh, ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Chi cục trưởng Phụ trách, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên cho biết, trong năm 2016, 2017, huyện Phú Hòa nằm trong vùng nguy cơ thấp về bệnh lở mồm long móng nên không được hỗ trợ vắc xin tiêm phòng.
Người chăn nuôi tự bỏ kinh phí ra tiêm phòng nên tỷ lệ tiêm phòng rất thấp, chỉ 8% tổng đàn. Trong khi đó, theo quy định, tỉ lệ tiêm phòng hàng năm phải đạt từ 80% tổng đàn trở lên.
Người nuôi mò đang mong sự can thiệp sớm của chính quyền. Ảnh: Trần Trung |
“Bệnh lở mồm long móng khi gặp bệnh tụ huyết trùng thì tỉ lệ chết tương đối cao. Trước tình trạng bệnh diễn biến phức tạp, các hộ chăn nuôi cần tuân thủ các phác đồ điều trị. Ở khu vực chưa phát hiện bệnh cần tiêm phòng cho bò và xử lý tiêu độc khử trùng”, ông Lâm nói.
Hiện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên đã cấp 200 lít hóa chất sát trùng iodine và 2.225 liều vắc xin lở mồm long móng thể O và A cho xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa để xử lý dịch bệnh.
Dịch lở mồm long móng bùng phát ở Đắk Lắk, hơn 700 gia súc mắc bệnh
Chỉ trong vòng gần 9 tháng đầu năm, dịch lở mồm long móng đã bùng phát mạnh ở các huyện, thị xã trên địa bàn ... |