Nữ cảnh sát chữa cháy xinh đẹp: Đêm trắng và cả thanh xuân trực chiến "giặc lửa"


Bấy lâu nay, khi nhắc đến hình ảnh người lính cứu hỏa (PC&CC) nhiều người đều nghĩ ngay đến hình ảnh lính cứu hỏa là nam giới. Thế nhưng trong ngành PC&CC vẫn có các nữ chiến sĩ, họ làm gì và sẽ đảm nhiệm công tác ra sao?

Những cán bộ, chiến sĩ nữ tại Trung tâm thông tin chỉ huy trực thuộc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (PC&CC) TP.HCM tuy không trực tiếp có mặt ở những vụ cháy nhưng công việc tiếp nhận tin tức, điều tiết cho lực lượng chữa cháy bên ngoài đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trắng đêm với lửa từ xa

Có mặt tại Trung tâm thông tin chỉ huy chúng tôi mới hiểu hết được công việc của những nữ chiến sĩ PC&CC là như thế nào.

Ở đây được xem như trái tim của Cảnh sát PC&CC TP.HCM, với vỏn vẹn 16 thành viên, trong đó số lượng nữ cán bộ chiến sĩ chỉ có 4 người (1 người đang chuẩn bị nghỉ hưu). Những chiến sĩ nữ này được ví von như những bông hồng thép, ít sắc, không hương và chiến đấu thầm lặng ngày đêm trên mặt trận thông tin.

Trong căn phòng rộng chừng 70 m2 có khoảng 3 dãy tổng đài, với hàng chục máy tính kết nối với điện thoại nhận tin tức, theo dõi tình hình. Bất kể ngày đêm, và cũng không phân biệt dù người nam hay nữ vẫn đảm nhận công việc điều hành chữa cháy như nhau.

"Trung tâm chỉ huy chữa cháy TP.HCM xin nghe, xin cho biết cụ thể địa điểm xảy ra cháy, hiện trường vụ cháy đang diễn ra như thế nào ạ…", đó là câu nói thường xuyên nhất của Trung úy Trần Thị Thanh Trúc (30 tuổi) khi bắt đầu ca trực tổng đài chỉ huy 114.

Theo chị Trúc công việc này giống như hậu cầu phục vụ chiến đấu cho tiền tuyến. Mặc dù không bưng bê nặng nhọc hay dầm mưa dãi nắng nhưng rất cần sự tập tung cao độ, chính xác kịp thời 24/7.

Từ tiếp nhận và xử lý thông tin cháy nổ thuộc lĩnh vực PC&CC; chuyển tiếp thông tin liên quan đến lĩnh vực An ninh trật tự và cấp cứu y tế; là cầu nối giữa các lực lượng chức năng khác nhau nếu xảy ra cháy và cho đến khi dập tắt đám cháy.

nu canh sat chua chay xinh dep dem trang va ca thanh xuan truc chien giac lua

Ở Trung tâm thông tin chỉ huy không có khái niệm ngày đêm hay nam nữ trong ca trực

Độc Lập

Trong những lần trực ca tham gia chữa cháy, duy nhất vụ cháy làm chị Trúc nhớ nhất là ở Công ty niệm Vạn Thành. Khi đó đã vào giờ chiều, hệ thống cảnh báo bỗng nhiên phát tín hiệu, cùng lúc nhiều cuộc gọi đến đường dây nóng. Chị Trúc lập tức cùng lúc thực nhiều thao tác khác nhau như: xác định địa điểm cháy, nhận tin báo, thông báo cho lực lượng chữa cháy ở gần nhất… Tuy vậy, vụ cháy ngày càng lớn hơn, công tác nhận tin và điều tiết kéo dài lên đến nhiều giờ liền khiến chị không thể rời nửa bước. Đến tối, đám cháy mới được dập tắt nhưng công việc ghi nhận thông tin, báo cáo của chị vẫn cứ tiếp diễn đến gần nửa đêm.

nu canh sat chua chay xinh dep dem trang va ca thanh xuan truc chien giac lua

"Hay những ngày mưa dầm, triều cường dâng cao, một số điểm của thành phố ngập trong biển nước. Người dân luôn nhớ đến chúng tôi nhờ hỗ trợ hút nước chống ngập. Đỉnh điểm cả hơn 10 vụ ngập cùng lúc, có khi giữa đêm khuya, ca trực hầu như không ngớt những cuộc gọi nhờ hỗ trợ. Nhưng vui mừng lắm vì biết là hàng ngàn chiếc xe, nhà cửa người dân được giúp đỡ kịp thời", chị Trúc nhớ lại những lần trực đêm tại trung tâm.

Còn Đại úy Nguyễn Thị Mỹ Linh, Phó đội trưởng Trung tâm thông tin chỉ huy, đã làm công việc này được gần 9 năm. Trong những năm đầu luân chuyển về đây chị gặp ngay "ca khó" làm mình luôn nhớ mãi. Đó là vụ nổ vào lúc nửa đêm trên đường Nam Kỳ Khởi nghĩa vào năm 2013 hay còn gọi là vụ nổ Phương "khói lửa".

Lúc đó khoảng nửa đêm, chị Linh nhận tin từ người dân có một cuộn khói ở Q.3 nhưng họ chỉ nghĩ là cháy bình thường chứ không nghĩ là một vụ nổ có sức tàn phá kinh hoàng khiến nhiều người thương vong đến vậy. Ngay sau đó chị liền bắt máy điều động đơn vị đến hiện trường. Và sau đó tiếp tục theo dõi thông tin từ nhiều phía để báo cáo lên cấp trên nắm tình hình.

"Ngồi ở trung tâm, tôi liên tiếp nhận tin dồn dập từ hiện trường. Lần lượt từng nạn nhân ra khỏi hiện trường kéo dài cho đến 3, 4 giờ sáng, xử lý thông tin khiến tôi phải thức trắng cả đêm. Vừa phải nắm tình hình để báo cáo, vừa lo cho anh em ở hiện trường không biết như thế nào. Lòng thì cứ phập lòng lo sợ cho anh em bên dưới đó. Cũng may nhờ có anh em cùng ca hỗ trợ nên đến sáng cũng hoàn thành xong nhiệm vụ", chị Linh chia sẻ.

"Có vụ cháy ở bên… Mỹ"

nu canh sat chua chay xinh dep dem trang va ca thanh xuan truc chien giac lua

Không chỉ là điều tiết chữa cháy, các nữ chiến sĩ trực tổng đài cũng có nhiều phen "cười ra nước mắt" với những cuộc gọi quấy phá từ những người thiếu ý thức.

Theo Đại tá Nguyễn Thị Mỹ Linh, đa phần những cuộc gọi không chủ đích, báo cháy giả đều là trẻ em. Những đứa trẻ nghịch ngợm suốt ngày gọi đến đường dây nóng nhưng đơn vị cũng chỉ biết nhắc nhở: "Trách nhiệm của chúng tôi sao cũng phải nghe, nhiều lúc cũng phải nói cho người ta rõ. Có lần có thằng bé gọi đến báo yêu cầu cho xe chữa cháy đến ngay. Tôi liền hỏi ở đâu nó trả lời cháy ở bên… Mỹ. Nghe xong tôi biết đó là chọc ghẹo nên thôi cũng đành bỏ qua".

Ngoài ra, cách đây vài năm, có một số điện thoại lạ trong một ngày gọi đến tổng đài lên đến cả ngàn cuộc làm không ai làm việc, nghỉ ngơi gì được. Sau khi truy ra chủ nhân số điện thoại đó mới biết có vấn đề về sức khỏe, đơn vị cũng chỉ biết vận động gia đình khuyên nhủ đừng nên gọi điện nữa.

nu canh sat chua chay xinh dep dem trang va ca thanh xuan truc chien giac lua

Những bóng hồng thầm lặng trong công tác chiến đấu với giặc lửa ở Trung tâm thông tin chỉ huy Cảnh sát PC&CC TP.HCM

Độc Lập

Bi hài hơn là ở ca trực của chị Trúc, ngoài việc nhận nhiều cuộc gọi chửi bới, xả bực tức. Chị còn nhận được những cuộc gọi hỏi thăm vớ vẫn như: "Vợ tôi sắp đẻ rồi làm như thế nào, hay thậm chí nhân viên tư vấn bán hàng cũng gọi điện đến tổng đài với mục đích để… bán hàng".

Tuy vậy, bỏ qua những cuộc gọi chửi bới, bỏ qua những ngày trực trắng đêm, đối với các nữ chiến sĩ công việc này lắm dỗi tự hào. Đó chính là động lực để các chị, em giữ lửa qua tháng năm rộng dài.

"Tuổi xuân ai cũng chỉ một lần, được cống hiến, được giúp ích cho tổ quốc, cho nhân dân thì tuổi xuân không phí. Nhưng sẽ là trọn vẹn hơn nếu như mọi người dân hiểu được công việc, cho những khó khăn của chúng tôi. Để lúc nào mọi người cũng đề cao cảnh giác trước giặc lửa, nâng cao ý thức trong việc giáo dục con em không báo cháy giả làm mất thời gian, công sức của lực lượng thì còn hạnh phúc nào bằng". Chị Linh chia sẻ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.