Ở đâu sinh ra nhiều doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam?

Đất võ Bình Định chính là quê hương của nhiều doanh nhân nổi tiếng, thành công ở nhiều lĩnh vực như ông chủ Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức, đại gia Lê Phước Vũ của Tôn Hoa Sen, ông Dũng “lò vô” với Lạc cảnh Đại Nam văn hiến…

Đất võ Bình Định, quê hương của Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - bầu Đức

Ông Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1962 tại huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em nên từ nhỏ ông đã quyết tâm học thật giỏi, đậu đại học để thoát khỏi cảnh nghèo. Tuy nhiên, sau 4 lần thi đại học đều không đỗ, bầu Đức quyết định đi lập nghiệp mà không phụ thuộc vào tấm bằng đại học.

a6fa66d8789991c7c888

Ông chủ Hoàng Anh Gia Lai khi đó rời khỏi quê, làm đủ mọi nghề nuôi sống bản thân để tích góp kinh nghiệm và tìm lối đi riêng. Sau một thời gian làm thuê, năm 1990, ông tích góp được một khoản tiền đủ để mở phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế.

Sau đó, bầu Đức mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác, trong đó nổi bật là bất động sản để làm nên tên tuổi của Hoàng Anh Gia Lai. 

Bỏ bất động sản, rồi lần lượt chọn những hướng đi mới và bầu Đức đang dừng chân tập trung cho nông nghiệp. Đến nay, tình hình kinh doanh của Hoàng Anh Gia Lai dù không như mong muốn của bầu Đức, nhưng ông vẫn là một doanh nhân được nhiều người nể phục.

Đại gia Lê Phước Vũ - Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen

Ông Lê Phước Vũ sinh năm 1963, trong một gia đình nghèo tại Bình Định. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung cấp Giao thông, Lê Phước Vũ cùng gia đình vào Nam lập nghiệp. 

Le-Phuoc-Vu

Ông Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh từ một cơ sở bán lẻ tôn vào năm 1994 với số vốn ban đầu là 2 chỉ vàng, sau đó có thêm một xưởng cán tôn. Năm 2001, sau 7 năm tích lũy vốn và kinh nghiệm kinh doanh, ông sáng lập Công ty CP Hoa Sen với có điều lệ 30 tỉ đồng, với 22 nhân viên. 

Vận dụng những kinh nghiệm tích lũy được trong ngành kinh doanh tôn - thép, chỉ trong vòng 10 năm, ông đã phát triển Hoa Sen thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành thép. Năm 2013, công ty của ông chủ bán tôn ngày nào đạt lợi nhuận hơn 580 tỉ đồng sau kiểm toán.

Sau gần 20 năm hình thành và phát triển, Hoa Sen đã vững vàng vươn lên vị thế một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Thầy giáo Võ Trường Thành - người sáng lập gỗ Trường Thành

Ông Võ Trường Thành sinh năm 1958, trên đất võ Tây Sơn, Bình Định. Năm 21 tuổi, ông quyết định không làm giáo viên nữa mà rời quê hương lên vùng đất Tây Nguyên lập nghiệp. 

gotruongthanh-4-1490006782173

Sau hơn 7 năm miệt mài với xưởng gỗ của Lực lượng Thanh niên Xung phong tại Tây Nguyên, ông được bầu vào vị trí Giám đốc Xí nghiệp Khai thác và Chế biến lâm sản Thanh niên Xung phong.

Năm 1990, ông ra riêng thành lập Xưởng sơ chế gỗ tại Đắk Lắk. Năm 1999 mua lại Công ty Vinaprimart, mở rộng hoạt động đến các tỉnh phía Nam và phát triển thành Tập đoàn Kĩ nghệ gỗ Trường Thành.

Sau một thời gian phát triển mạnh, doanh nghiệp gỗ của đại gia đất võ này rơi vào khó khăn trong vòng xoáy khủng hoảng kinh tế năm 2011, nhiều lần bị ngân hàng đồng loạt đòi nợ và sức ép từ các cổ đông. Nhưng với kinh nghiệm từng trải, ông Thành vẫn kiên nhẫn từng bước giải quyết khó khăn, duy trì sản xuất.

Gỗ Trường Thành hiện nay dưới quyền kiểm soát của doanh nhân Mai Hữu Tín. Gia đình ông Võ Trường Thành dù mất hết quyền kiểm soát, điều hành tại doanh nghiệp. Thậm chí, ông và con trai bị khởi tố vì về tội danh "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán", tuy nhiên, ông Thành và thương hiệu Gỗ Trường Thành vẫn là cái tên hàng đầu với ngành gỗ Việt Nam.

Câu chuyện nợ nần của doanh nghiệp, ông Thành từng chia sẻ một phần là do để chủ động nguồn gỗ cho sản xuất, ông đã tập trung quá lớn vào trồng rừng, thuê đất với quy mô lớn giữa thời điểm kinh tế khủng hoảng.

Ông chủ Lạc cảnh Đại Nam - Dũng "lò vôi"

Doanh nhân Huỳnh Uy Dũng tên thật là Huỳnh Phi Dũng, sinh ra và lớn lên tại xã Phước Lộc, Tuy Phước, Bình Định. Sở dĩ được biết đến với tên gọi quen thuộc Dũng "lò vôi" vì ông từng khởi nghiệp thành công với một lò vôi, sau đó ông Dũng được giao phụ trách Công ty Sơn mài Thành Lễ. 

huynh-uy-dung_slud

Ông đã "lột xác" Thành Lễ đang trên đà phá sản trở thành một doanh nghiệp làm ăn có lãi, đóng góp quan trọng vào ngân sách tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ.

Hiện nay, ông Huỳnh Uy Dũng là chủ sở hữu của Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến (Bình Dương). Khu du lịch này được ông rót 5.000 tỉ đồng xây dựng từ tháng 9/2007, với mục tiêu trở thành khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á trên diện tích 700 ha.

Ngoài ra, ông Dũng đang là Giám đốc Công ty CP Đại Nam - chủ đầu tư các Khu công nghiệp Bình Dương, Sóng Thần 1, 2 và 3. Gần đây, ông được chú ý nhiều sau khi đầu tư trường đua tại Đại Nam và dồn sức vào đầu tư hệ thống xử lí nước thải, dù kết quả chưa ngã ngũ. 

Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Địa ốc Hưng Thịnh

Chủ tịch địa ốc Hưng Thịnh, sinh năm 1972, được biết đến là doanh nhân trẻ luôn có những chia sẻ kịp thời với những thành công của bóng đá Việt Nam gần đây. Năm 1990, chàng trai trẻ Nguyễn Đình Trung rời quê nhà ở xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn vào TP HCM theo học ngành kế toán.

doanh-nhan-nguyen-dinh-trung-ceo-hung-thinh-corp-kinh-doanh-bat-dong-san-thoi-401518076943-crop

Ông Trung từng cho biết dù học kế toán, nhưng lại chú ý đến một lĩnh vực khác không nhiều liên quan là địa ốc. Năm 2002, với số tiền ít ỏi tích lũy được từ việc đi làm thuê, ông mở một công ty nhỏ ở TP HCM, chủ yếu làm về giấy tờ nhà đất, môi giới bất động sản trước khi trở thành một doanh nghiệp bất động sản có tiếng như hiện nay.

Chia sẻ công việc kinh doanh, ông chủ Hưng Thịnh cho biết những năm 2003-2007, thị trường bất động sản TP HCM liên tục "sốt đất". Đến năm 2007, chứng khoán lên nhanh và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, khiến sức hút của dòng vốn vào bất động sản có phần giảm sút. Tuy nhiên, ông Trung tin rằng, nhà đất vẫn là tài sản lớn nhất trong quan niệm của người Việt Nam và vẫn kiên trì gắn bó đến ngày nay.

Nhiều năm qua, giữa những lúc thị trường sôi động hay khó khăn, Hưng Thịnh vẫn được biết đến là "ông trùm" về săn dự án bất động sản. Doanh nghiệp này đã làm sống dậy hàng loạt dự án bất động triển khai dở dang, trùm mền tại TP HCM. Từ một doanh nghiệp môi giới nhỏ, Hưng Thịnh được định giá lên đến hàng tỉ USD với 50 công ty thành viên, 3 văn phòng đại diện cùng hệ thống 9 sàn giao dịch quy mô với đội ngũ gần 3.000 nhân viên.

Ông Trần Kim Chung - Chủ tịch tập đoàn C.T Group

Quê gốc ở Bình Định, ông Trần Kim Chung từng học tại Đại học Havard hiện là Chủ tịch C.T Group, một trong những doanh nghiệp lớn tại thị trường phía Nam. 

dandoan2

Hoạt động kinh doanh chính của C.T Group trải rộng trên 6 lĩnh vực, gồm bất động sản, bán lẻ, xây dựng, đầu tư tài chính, ẩm thực giải trí. Trong đó, bất động sản và bán lẻ là hai ngành kinh doanh then chốt nhất.

Ông Trần Kim Chung là người có công rất lớn trong việc đưa C.T Group trở thành tập đoàn đa ngành hàng đầu, dẫn đầu trong việc phát triển mô hình đô thị mới toàn diện.

Ông Chung từng đảm nhiệm chức danh lãnh sự danh dự Bồ Đào Nha 2011 và nhiều chức vụ khác như Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Nhật, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Hàn, Tổng thư kí Hội hữu nghị Việt Nam - Malaysia…

Vợ chồng Chủ tịch NutiFood - ông Trần Thanh Hải và bà Trần Thị Lệ

Gần đây, trên thương trường, bà Trần Thị Lệ - CEO NutiFood được nhắc đến nhiều bởi là một trong những nữ doanh nhân có sức ảnh hưởng lớn kể trong và ngoài nước. Mới đây, bà Lệ còn được tạp chí Forbes danh tiếng bình chọn là 1 trong 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.

chilelequanzing4-15698332930462045384526-crop-156983330995233422572

CEO NutiFood sinh ra và lớn lên tại thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà lên Buôn Ma Thuộc học Đại học Y. Năm 1998, bà hoàn thành chương trình đại học, ra trường với tấm bằng bác sĩ đa khoa và vào TP HCM lập nghiệp.

Làm việc tại Trung tâm dinh dưỡng TP HCM, sau đó, bà và những người cộng sự chuyển sang lập cơ sở sản xuất thực phẩm dinh dưỡng, tiền thân của NutiFood, và trở thành người đứng đầu, điều hành doanh nghiệp từ cơ sở sản xuất nhỏ đến doanh nghiệp sữa có doanh thu gần nghìn 10.000 tỉ đồng hiện nay.

Ngoài ra, tham gia điều hành, giúp sức với CEO Trần Thị Lệ còn có chồng bà là doanh nhân Trần Thanh Hải cũng là "đồng hường" của bà Lệ. Hiện ông Hải đang là Chủ tịch HĐQT NutiFood. Doanh nhân này trước đó đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và là Chủ tịch HĐQT Công ty đầu tư Đất Thắng trước khi về giúp vợ.

Dưới sự điều hành của cặp vợ chồng này, NutiFood hiện không chỉ đứng đầu thị phần trong lĩnh vực sữa đặc trị, mà đã lấn sân sang trồng, sản xuất, xuất khẩu cà phê, liên doanh liên kết với nhiều đối tác nước ngoài để sản xuất, kinh doanh lĩnh vực cốt lõi là sữa dinh dưỡng đặc trị và các sản phẩm sữa.