Ông giáo già và chuyện nghỉ hè thời Pháp thuộc

Nghỉ hè chính là thời gian đổi hoạt động học 9 tháng ở trường theo từng bộ môn thành giai đoạn học theo lối tích hợp nhiều môn.

Khi ngày khai giảng năm học mới đang cận kề, vào buổi sáng đầu thu, tôi có dịp gặp nhà giáo Phạm Toàn - người thầy đến gần cuối đời vẫn … đuổi tôi quầy quậy để còn kịp hoàn thành nốt bộ sách giáo khoa Cánh Buồm và bài thuyết trình về Tâm lý học Piaget ngày 9 tháng 9 này.

Nhà giáo Phạm Toàn (sinh năm 1932), nói chuyện với tôi, thầy phải đeo thiết bị trợ thính (cụ dặn tôi “không lộ bí mật là tôi điếc đấy nhé”), nhưng thầy không quên bất cứ chuyện gì từ ngày khai giảng đầu tiên của mình, thời gian nghỉ hè khi còn là cậu học trò tiểu học… rồi cả “âm mưu” viết sách Cánh Buồm từ những năm 1960 và 1970.

Thực ra đó không chỉ là việc viết sách giáo khoa. Mà đó là ý tưởng thay đổi một nền giáo dục. Một ý tưởng thày đã được củng cố “về mặt kỹ thuật” khi gặp Giáo sư Hồ Ngọc Đại năm 1978.

Nói chuyện với thầy về bộ sách Cánh Buồm, nhưng thầy lại kể về công việc học nghề và toàn tâm viết sách khi có cơ hội làm việc chung ở Trường Thực nghiệm với Giáo sư Hồ Ngọc Đại.

ong giao gia va chuyen nghi he thoi phap thuoc
Nhà giáo Phạm Toàn chụp với trẻ em lớp 1 (Ảnh: Nhà giáo Phạm Toàn cung cấp).

Thầy Toàn nói đi nói lại:

Anh Đại mở cho tôi một tầm nhìn lý thuyết, và mở toang cho tôi tầm hoạt động cụ thể viết sách giáo khoa theo một viễn kiến khác hẳn”.

Không có thầy Đại thì Toàn không thể thay đổi quyết liệt như hôm nay, nhưng nếu không dứt ra khỏi thầy Đại thì Toàn cũng không thể như hôm nay… biết vì sao không?

Nhà thơ Dương Tường hiện nay và nhà thơ Lê Đạt khi còn sống vẫn trêu mình là Nhân danh Cha, Con và Hồ Ngọc Đại”.

Cánh Buồm chính thức xuất hiện năm 2009 với thành phần chính là “một con gà trống già và mấy con gà nhép”; ngoại trừ ông Toàn ở tuổi 80, đa số đều trẻ, trên dưới 30 tuổi.

Đến khi kể chuyện về kỳ nghỉ hè khi còn là học sinh thời Pháp thuộc, thầy Toàn nói:

Nghỉ hè là quãng thời gian vô cùng quý vì con trẻ được nghỉ ngơi, "xả stress".

Nhưng lâu nay nghỉ hè mới chỉ dừng ở chỗ để con nhà giàu được hưởng thụ (du lịch khắp nơi) chứ nghỉ hè chưa phải cho tất cả học sinh hưởng thụ.

Thầy nói với tôi, đáng lẽ, nghỉ hè thì nhà trường hoặc xã hội phải có các hoạt động hè để trẻ không đến lớp nhưng vẫn có thể học nhiều kỹ năng sống.

Nghỉ hè là lúc trẻ biết học cách làm cây cầu bắc qua con suối nhỏ để đi hàng ngày; nghỉ hè cũng là khi trẻ biết cấp cứu người bị đuối nước hoặc trẻ đi học bơi, đi tình nguyện hỗ trợ đồng bào vùng nghèo đói....

Chứ nếu hiểu nghỉ hè là lúc học sinh không phải đụng tới sách vở, chỉ ăn và ngủ là hoàn toàn sai lầm. Chính điều này sẽ biến trẻ em của chúng ta thành những học trò hư.

Nói đến đây, thầy Toàn chia sẻ rằng, nghỉ hè chính là thời gian đổi hoạt động học 9 tháng ở trường theo từng bộ môn thành giai đoạn học theo lối tích hợp nhiều môn.

Đúng là ở độ tuổi thanh thiếu niên, ai trong chúng ta cũng muốn tự lập, muốn khẳng định bản thân từ lời nói đến hành động. Do đó khi có được những chuyến đi ấy, nhiều học sinh mới biết thổi cơm.

Là đứa trẻ sinh ra trong gia đình viên chức, ông giáo Phạm Toàn đã "ngấp nghé" tuổi 90 của bây giờ, khi ấy là cậu học trò không biết làm bất cứ thứ gì.

Thậm chí cậu bé Toàn của ngót 80 năm về trước không biết thổi cơm, không ăn được cơm nấu nhão vì được mẹ nuông chiều.

Nói như ông cụ, chỉ cần há miệng là được mẹ bón cơm. Hơn nữa, gia đình ông khi ấy có một người giúp việc nên hầu hết việc trong gia đình cậu học trò không phải làm gì.

Thậm chí, có đến 5 trên 7 ngày trong tuần cậu học trò ấy sống với bà ngoại vốn đã quen "mùi thiền đã bén muối dưa, màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sòng", nên bữa cơm của cậu học trò tên Toàn khi ấy chỉ là cơm với chuối, vừng và đậu phụ chứ chẳng biết đến món cá, mỡ.

Thế nhưng, nhờ kỳ nghỉ hè được tham gia đi cắm trại nên cậu học trò này đã ăn được cơm nhão, đã biết ăn mỡ, ăn cá.

Ông giáo nhớ lại kỳ nghỉ hè của chính mình. Thầy Toàn kể:

Xưa được nghỉ hè, chúng tôi thích lắm vì được đi cắm trại, được sống xa gia đình, được tự lập và được sống phiêu lưu.

Từ khi lên 11 tuổi, mình đã được biết vùng than Hồng Gai với thợ mỏ bằng xương bằng thịt. Nhờ nghỉ hè mình biết thổi cơm, dù cơm nát ăn cũng ngon vì là cơm của mình nấu và … vì đói”.

Thầy Toàn ngậm ngùi nói:

Đúng là, nghỉ hè là thỏa mãn ước vọng thay đổi của con người, được tự lập, được thoát ra khỏi khuôn khổ nhàm chán hàng ngày để được học những điều rất đỗi bình thường nhưng vô cùng bổ ích.

Sau những kỳ nghỉ hè đó, chúng tôi có nhiều kỉ niệm cùng nhau, mỗi năm mọi người ký vào cuốn lưu bút để làm kỉ niệm, cứ như thế mà nhớ nhau và sống tử tế với nhau tới tận cuối đời”.

Rồi thầy quay sang và nói, kỳ thực chúng ta nên rút thời gian nghỉ hè của học trò xuống còn 2 tháng chứ 3 tháng thì hơi dài nhưng rút ngắn thì trong năm học sẽ có nhiều kỳ nghỉ ngắn.

Rồi thầy nhớ lại, khi đi dạy tại trường quốc tế Pháp ở Hà Nội, băn khoăn mãi không hiểu sao họ cho học trò nghỉ nhiều đến thế.

"Tháng nào cũng có ngày nghỉ, tiếc tiếc là, vì mình ăn lương … theo giờ dạy Giời ạ! Những kỳ nghỉ dài của họ thì đến là buồn cười!"

Đặc biệt, riêng kỳ nghỉ cuối tuần (thứ Bảy, Chủ nhật), học trò hoàn toàn không phải đụng tới sách vở nên khi bắt đầu tuần học mới, các em học sinh vô cùng phấn khởi, mong muốn tới trường. Tiết học buổi chiều cuối cùng trước kỳ nghỉ, phần lớn giáo viên đều mang sẵn đồ lề để ngay cửa lớp... Reng reng phát, là chia tay vội và gọi taxi…

Trước khi chia tay, tôi hỏi thầy Toàn có sáng kiến gì góp cho bà con ta không?

Thầy cười nhỏ nhẹ:

Ngày xưa, lũ trẻ chúng tôi Chủ nhật nào cũng có các anh sinh viên Y Đông Dương ở Hà Nội đến dạy hát, diễn kịch, đốt lửa trại…

Những bài hát Bach Đằng Giang, Người xưa đâu tá, Thăng Long hành khúc, Ải Chi Lăng … các anh dạy hát mà như nghe những lời hịch thống thiết… Phải chăng, nhờ đó mà mình đi bộ đội sớm…?

Bây giờ?...

Bây giờ, sao các hội, các đoàn thể, các trường lớn, các đoàn kịch, các nhà hát, … đâu cả rồi, sao không thấy có những kết nghĩa để như ngày xưa, dạy chúng tôi vui sống và mỗi ngày làm một điều thiện?".

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.