Ông lớn dầu mỏ Trung Quốc có nguy cơ bị Mỹ hủy niêm yết

Sau khi Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) tuyên bố hủy niêm yết ba công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc, các công ty khai thác dầu mỏ hàng đầu của đất nước tỷ dân có thể sẽ là mục tiêu tiếp theo.
Tiếp tục các ông lớn dầu mỏ Trung Quốc đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết tại Mỹ - Ảnh 1.

Trụ sở của CNOOC tại Bắc Kinh. (Ảnh: AdobeStock).

Theo nhà phân tích Henik Fung của Bloomberg Intelligence, CNOOC - công ty khai thác dầu ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc, có thể đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết cao nhất vì CNOOC đang nằm trong danh sách đặc biệt của Lầu Năm Góc. Danh sách này liệt kê các doanh nghiệp bị Mỹ cho là thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc.

PetroChina và China Petroleum and Chemical (hay Sinopec) cũng có thể bị hủy niêm yết tại Mỹ vì lĩnh vực năng lượng đóng vai trò rất quan trọng đối với quân đội Trung Quốc, nhà phân tích Henik Fung nhận định.

"Khá nhiều công ty Trung Quốc có nguy cơ bị hủy niêm yết tại Mỹ và các ông lớn dầu mỏ có thể là đối tượng tiếp theo bị nhắm đến", ông Steven Leung, Giám đốc Điều hành tại công ty tư vấn UOB Kay Hian (trụ sở tại Hong Kong), cho hay.

Tuần trước, NYSE thông báo sẽ hủy niêm yết ba tập đoàn viễn thông Trung Quốc để tuân theo lệnh hành pháp do Tổng thống Trump ban hành nhằm hạn chế các công ty được xác định là có liên kết với quân đội Trung Quốc.

China Mobile, China Telecom và China Unicom Hong Kong sẽ tạm ngừng giao dịch trong giai đoạn 7 - 11/1/2021. NYSE cho biết các thủ tục hủy niêm yết của ba ông lớn viễn thông Trung Quốc đã bắt đầu.

Ông Leung của UOB Kay Hian cho hay, tác động của việc hủy niêm yết ba ông lớn viễn thông Trung Quốc có thể không đáng kể vì khối lượng giao dịch của ba công ty này tại Mỹ rất thấp và họ cũng không huy động được nhiều vốn ở thị trường Mỹ.

Hôm 2/1, Bộ Thương mại Trung Quốc phản hồi, cho biết Bắc Kinh sẽ thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp Trung Quốc và hi vọng hai nước có thể hợp tác tạo ra một môi trường công bằng và thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư.

Đến ngày 3/1, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết, với khối lượng giao dịch cổ phiếu thưa thớt của ba công ty viễn thông trên tại thị trường Mỹ, tác động của lệnh cấm sẽ khá hạn chế. Đồng thời, các công ty này có khả năng xử lý bất kì sự cố nào từ việc hủy niêm yết tại Mỹ.

"Gần đây, một số lực lượng chính trị ở Mỹ liên tục vô cớ cản trở các công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường Mỹ, bất chấp cái giá phải trả là làm suy yếu vị thế của chính họ trên thị trường toàn cầu. Động thái này chứng minh rằng các quy tắc và thể chế của Mỹ có thể trở nên tùy tiện, liều lĩnh và khó đoán", CSRC nhấn mạnh.

Hồi tháng 11, Tổng thống Trump đã kí một lệnh hành pháp cấm nhà đầu tư Mỹ rót tiền vào các công ty Trung Quốc do quân đội sở hữu hoặc kiểm soát để đáp trả hành vi lạm dụng doanh nghiệp của Bắc Kinh.

Sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Washington "vu khống ác ý" các chính sách liên kết quân sự - dân sự của Trung Quốc và tuyên bố sẽ bảo vệ doanh nghiệp Trung Quốc đến cùng.

Ngoài ra, các quan chức Trung Quốc cũng đe dọa sẽ đáp trả các động thái trước đó của chính quyền ông Trump bằng danh sách đen thương mại riêng của Bắc Kinh.

chọn
Chủ dự án Vinhomes Global Gate nhận hơn 51.000 tỷ tiền người mua trả trước trong quý IV
Tại ngày 31/12/2024, khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn của VEFAC chiếm 63.261 tỷ đồng, tăng hơn 51.000 tỷ so với ngày 30/9/2024. VEFAC hiện đang hợp tác cùng Vinhomes để thực hiện dự án Vinhomes Global Gate tại Đông Anh.