Ông Nguyễn Thành Phong: TP HCM mỗi ngày phải thu 1.200 tỷ đồng

Chủ tịch UBND TP HCM khẳng định chính quyền sẽ hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tăng trưởng kinh tế, giải quyết ngập nước, kẹt xe.

Sáng 2/1, phát biểu bên lề Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2018, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất trong những năm tới là tạo cơ chế để huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp.

Nhận định cơ cấu thu ngân sách từ sự nghiệp kinh tế rất cao, ông Phong cho rằng điều này đòi hỏi chính quyền phải hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Bài toán đặt ra là năm nay thành phố phải thu ngân sách đạt 376.780 tỷ đồng - tức một ngày (trừ chủ nhật) phải thu trên 1.200 tỷ. "Muốn có nguồn thu đó phải bắt nguồn từ sản xuất, tăng trưởng kinh tế; phải tập trung các giải pháp cơ chế mà Quốc hội cho phép và các cơ chế chính sách khác; lắng nghe doanh nghiệp để không ngừng nỗ lực hoàn thiện môi trường đầu tư", ông Phong nói.

Trong kế hoạch năm nay thành phố phải dành 35% ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản nhưng đang phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia ngân sách Trung ương và địa phương.

"Phải sử dụng ngân sách hết sức có hiệu quả, đầu tư vào các công trình cần thiết, phần ngân sách còn lại sử dụng làm vốn mồi và vốn đối ứng", ông Phong tính toán.

ong nguyen thanh phong tp hcm moi ngay phai thu 1200 ty dong
Ông Nguyễn Thành Phong trao đổi về kế hoạch thu ngân sách 2018. Ảnh: Hữu Công.

Người đứng đầu chính quyền thành phố cũng cho biết sẽ sử dụng cơ chế chính sách đặc thù để tập trung giải quyết kẹt xe, ngập nước. Chi phí thực hiện các công trình này khoảng 68.000 tỷ đồng - sử dụng nguồn vốn từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Ngoài ra, đến năm 2020, tính riêng việc thực hiện các dự án giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường, ngập nước, hạ tầng giao thông thành phố cần 850.000 tỷ đồng. "Số tiền này không phải có ngay, mà phải tính có lộ trình. UBND thành phố đang chuẩn bị để đến đầu tháng 6 triển khai được 21 đề án cơ chế đặc thù", ông cho biết.

Trước đó, mở đầu hội nghị, ông Phong nhận định năm qua thành phố gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả mang tính toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn.

Bên cạnh đó thành phố còn nhiều khó khăn, hạn chế cần tập trung nỗ lực, cải thiện như: tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ tiêu thành lập mới doanh nghiệp chưa đạt; cơ sở hạ tầng quá tải, ùn tắc giao thông đặc biệt trong giờ cao điểm; tình trạng ngập nước chưa được giải quyết triệt để; vi phạm trong hoạt động xây dựng, xây dựng không phép, sai phép; an toàn thực phẩm, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp...

Ông Phong khẳng định thành phố sẽ tập trung cả hệ thống chính trị tiếp tục triển khai Nghị quyết cơ chế đặc thù và các Nghị quyết, chương trình khác của Trung ương và TP HCM.

Đặc biệt, thành phố sẽ bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, khuyến khích đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp.

Thành phố cũng phát triển một số kết cấu hạ tầng đồng bộ trọng điểm gắn với chỉnh trang đô thị, kéo giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, chăm lo đời sống nhân dân; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến trình xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử....

ong nguyen thanh phong tp hcm moi ngay phai thu 1200 ty dong Biển Đông sắp đón cơn bão đầu tiên trong năm 2018

Dự báo trong 12-24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới đi vào biển Đông và có thể mạnh lên thành cơn bão số 1.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.