Đặc biệt, tại hội thảo, các đại biểu (ĐB) đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về quyền và nghĩa vụ của người được phá thai.
Phá thai là giết người
“Phá bỏ những thai nhi đã 7-8 tháng tuổi là giết người”- ĐB Y Khút Niê, Phó Trưởng đoàn ĐB Quốc hội (QH) Đắk Lắk, bức xúc.
Còn ĐB Phạm Thị Thu Trang, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Ngãi, lại tỏ ra băn khoăn: “Luật khuyến khích vợ chồng trao đổi thông tin với nhau và cùng đồng ý khi muốn phá thai bởi thai nhi là sản phẩm của hai vợ chồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà có khi người vợ đơn phương phá thai hoặc trường hợp không có chồng thì sẽ xử lý như thế nào?”.
ĐB Phạm Thị Thu Trang (Phó Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Ngãi). Ảnh: TÂM AN |
ĐB Lê Quốc Khánh (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH) cũng cho rằng tỉ lệ phá thai ngày càng cao như hiện nay là do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ vẫn còn rất nặng nề.
Việc lựa chọn giới tính thai nhi trước sinh cũng dẫn đến tình trạng phá thai, mất cân bằng giới tính.
Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nghệ An Nguyễn Thanh Hiền đề nghị phải có chế tài cụ thể để phát hiện, xử lý việc bác sĩ thông báo ngầm cho sản phụ và gia đình giới tính thai nhi trước sinh.
Ngoài ra, một số đại biểu cũng kiến nghị nên để con tùy chọn theo họ mẹ hay họ cha mà không nhất thiết phải theo đằng nội như hiện nay.
Sinh đẻ sẽ có thưởng phạt
Bên cạnh đó, ban soạn thảo đưa ra ba phương án về quyền, nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động về dân số.
Một là để họ tự quyết số con, Nhà nước khuyến khích nên có hai con. Hai là, vợ chồng, cá nhân tự quyết số con nhưng Chính phủ quy định số con cụ thể trong từng giai đoạn để phù hợp với mục tiêu duy trì chức năng thay thế. Ba là sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
ĐB Nguyễn Văn Sơn cho rằng cần có chính sách thưởng phạt trong việc sinh đẻ. Ảnh: TÂM AN |
ĐB Nguyễn Văn Sơn (Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh) đề nghị ban dự thảo luật nên bổ sung một chương quy định về khen thưởng, xử phạt về vấn đề sinh đẻ.
Cụ thể, quy định rõ nếu công dân thực hiện đúng luật dân số thì sẽ được thưởng, được hưởng những chế độ, ưu đãi, chính sách gì? Nếu vi phạm chính sách, vi phạm luật thì người dân bị xử lý như thế nào? Cán bộ, công chức, đảng viên nếu sinh con thứ ba trở lên bị xử lý ra sao?
“Ở nhiều địa phương như Huế, Quảng Nam, tỉ lệ công chức sinh con thứ ba ngày càng tăng. Nguyên nhân là do hình thức phạt ngày càng nhẹ nhàng hơn. Giờ chỉ là xử lý theo quy định của pháp luật nhưng luật công chức lại không hề quy định nếu sinh con thứ ba sẽ phải xử lý như thế nào?” - ông Sơn đặt vấn đề.
Dự báo thời tiết hôm nay 9/12: Miền Bắc đón ngày nghỉ cuối tuần chìm trong giá rét
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại với ... |