Từ trước đến nay, Phần Lan vốn là một trong những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới. Quốc gia này gây sốc khi quyết định bỏ toàn bộ môn học trong chương trình giáo dục bậc trung học. Như vậy có nghĩa là các môn vật lý, toán học, văn học, lịch sử, địa lý sẽ không tồn tại ở bất cứ lớp học nào của Phần Lan.
Sẽ không còn cảnh tượng học sinh ngồi lì một chỗ và lo lắng chờ đến lượt bị gọi lên trả lời câu hỏi của giáo viên. |
Giám đốc sở giáo dục Helsinki, bà Marjo Kyllonen giải thích sự thay đổi này: “Hiện tại vẫn còn nhiều trường áp dụng phương pháp giảng dạy cũ từ những năm 90, nhưng nhu cầu hiện nay đã thay đổi, chúng ta cần một phương pháp mới phù hợp hơn với thế kỷ 21”.
Thay vì dạy từng môn riêng lẻ, học sinh được học về các chủ đề và các hiện tượng bao quát hơn. Ví dụ, khi học về chủ đề “Chiến tranh thế giới thứ 2”, những kiến thức về lịch sử, địa lý, toán học sẽ được lồng ghép vào bài giảng. Khi học về chủ đề “Làm việc tại quán cà phê”, học sinh sẽ được học về ngoại ngữ để phục vụ khách nước ngoài, học về kỹ năng tính toán và giao tiếp.
Phần Lan là quốc gia đầu tiên quyết định xóa bỏ mọi môn học riêng lẻ ở bậc trung học. |
Phương pháp “học theo chủ đề” áp dụng cho các học sinh trung học, từ 16 tuổi trở lên. Các trường học tại Helsinki, thủ đô Phần Lan được thử nghiệm phương pháp này đầu tiên. Bộ giáo dục Phần Lan quyết định đưa ra thay đổi này nhằm mong muốn học sinh có thể chọn những chủ đề hoặc hiện tượng chúng muốn học, phục vụ cho mơ ước về nghề nghiệp của chúng sau này. Với phương pháp học theo chủ đề, học sinh sẽ không còn phải “khổ sở” trong những tiết vật lý hay hóa học và tự hỏi: “Học những thứ này để làm gì?”.
Phương pháp giảng dạy truyền thống mà ở đó giáo viên nói, còn học sinh ngồi tiếp thu thụ động sẽ không còn nữa. Cũng không còn cảnh tượng học sinh ngồi lì một chỗ và lo lắng chờ đến lượt bị gọi lên trả lời câu hỏi. Thay vào đó, các em sẽ được học theo nhóm và thảo luận cách giải quyết vấn đề.
Không những giúp học sinh cải thiện kỹ năng giao tiếp, phương pháp học mới này còn mang lại những thay đổi tích cực với chính bản thân giáo viên giảng dạy. Khi “học theo chủ đề”, các giáo viên thuộc từng bộ môn sẽ phối hợp và tương tác với nhau nhiều hơn.
Cải cách giáo dục này dự kiến sẽ hoàn thành trước năm 2020.