Các nhà khoa học phát hiện bò có khả năng chống virus HIV. Ảnh minh họa: Getty |
Theo nhóm chuyên gia Viện nghiên cứu Scripps, Mỹ, khoảng 10-20% số người nhiễm virus HIV tự phát triển kháng thể vô hiệu hóa virus phổ rộng (bNAb). Tuy nhiên, họ chỉ có thể bắt đầu tạo ra chúng khoảng hai năm sau khi nhiễm bệnh, và khi đó virus HIV đã biến đổi.
"Chỉ một số ít người sống với HIV có thể tạo ra bNAb, nhưng chỉ sau thời kỳ nhiễm trùng. Khi đó, virus HIV trong cơ thể của họ đã 'tiến hóa' để chống lại hệ thống bảo vệ này", Dennis Burton, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học nhận thấy loài bò có khả năng chống lại virus HIV, bởi hệ thống miễn dịch mạnh mẽ của chúng có thể nhanh chóng tạo ra kháng thể đặc biệt để vô hiệu hóa virus. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature hôm 20/7 và được Viện Y tế Quốc gia Mỹ đánh giá là một "bước tiến quan trọng".
Theo nhóm nghiên cứu, bò được tiêm protein HIV phát triển phản ứng miễn dịch trong vài tuàn. 4 con bò trong nghiên cứu đã nhanh chóng tạo ra bNAb sau 35-50 ngày.
"Ngay từ những ngày đầu của đại dịch, chúng tôi nhận thấy virus HIV rất giỏi né tránh hệ miễn dịch. Vì vậy, các hệ thống miễn dịch đặc biệt sinh ra kháng thể vô hiệu hóa virus HIV thường nhận được sự qua tâm lớn, dù là ở người hay gia súc", giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ Anthony Fauc cho hay.
Theo Fauc, các phản ứng trong nghiên cứu này rất đáng chú ý, bởi gia súc tạo ra bNAb trong thời gian tương đối ngắn. Khác với kháng thể của con người, kháng thể của gia súc nhiều khả năng có các đặc điểm độc đáo và có lợi thế hơn kháng nguyên phức tạp của virus HIV.
Dennis cùng các đồng nghiệp hy vọng phát hiện quan trọng này sẽ mở đường cho việc phát triển vắc xin phòng ngừa HIV cho con người trong tương lai.
Người phụ nữ Thái bị chẩn đoán nhầm HIV suốt 12 năm |