Sức khỏe bà mẹ ảnh hưởng như thế nào đến đứa trẻ nói chung?
Phụ nữ mang thai luôn được khuyên nên loại bỏ mọi sự căng thẳng và "nuôi dưỡng" cảm giác hạnh phúc. Bà bầu cũng nên nghỉ ngơi nhiều hơn và có chế độ dinh dưỡng cân bằng, vì để có một thai kỳ an toàn thì sức khỏe của bé phụ thuộc rất nhiều vào người mẹ.
Thực tế cho thấy rằng sức khỏe của người mẹ có ảnh hưởng một cách tổng thể đến sức khỏe và hạnh phúc của em bé phát triển bên trong.
Chăm sóc y tế không tốt khi mang thai có thể dẫn đến một số biến chứng và sự phát triển bất thường ở trẻ ngay trong những năm tháng đầu đời.
Ví dụ, mức độ căng thẳng cao trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé và khiến đứa trẻ có thể gặp khó khăn khi chú ý. Một đứa trẻ nhút nhát và một em bé được sinh ra từ một thai kỳ căng thẳng có sự liên quan đến nhau.
Tác động đến sự phát triển não của bé trong vài tuần cuối của thai kỳ
Bộ não của bé tăng gấp đôi kích thước vào giữa tuần thứ 35 và 39. Vài tuần cuối của thai kỳ là rất quan trọng để phát triển não của bé. Giai đoạn cuối của thai kỳ rất quan trọng đối với khả năng học tập suôn sẻ khi bé được sinh ra.
Sự phát triển não bộ ở giai đoạn này giúp trẻ phối hợp với môi trường tốt hơn sau khi sinh. Sự phát triển não bộ của em bé diễn ra tốt nhất bên trong tử cung, vì vậy bạn nên cố gắng để em bé phát triển tốt nhất bên trong bạn cho đến cuối thai kỳ.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học thần kinh đã nhấn mạnh thực tế là hệ thống miễn dịch của người mẹ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe và sự phát triển bộ não của bé, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba.
Hệ thống miễn dịch của người mẹ có thể là nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần của đứa trẻ như tăng động, tự kỷ và tâm thần phân liệt.
Hàm lượng protein cao trong hệ thống miễn dịch của người mẹ sẽ giúp trẻ sơ sinh thể hiện khả năng nhận thức tốt hơn ở các giai đoạn sau của cuộc sống.
Nghiên cứu đã cho thấy khi hệ thống miễn dịch của người mẹ bị tác động bởi căng thẳng, bệnh tật, nhiễm trùng, dị ứng... có thể dẫn đến các phản ứng viêm và gây ra sự giải phóng protein trong cơ thể.
Hệ thống miễn dịch của người mẹ hoạt động như thế nào trong những tuần cuối cùng của thai kỳ có liên quan đến khả năng hoạt động trí não cũng như khả năng vận động lâu dài của trẻ.
Một nghiên cứu tiến hành quét não trên trẻ sơ sinh vài tuần tuổi cho thấy nếu người mẹ có protein cao trong giai đoạn cuối thai kỳ thì não trẻ sơ sinh phát triển hoàn toàn bình thường.
Một thử nghiệm khác được thực hiện khi trẻ 14 tháng tuổi cho thấy có sự khác biệt về hành vi, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng vận động ở những trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị giảm sút hệ thống miễn dịch do viêm.
Các nghiên cứu được tiến hành để tạo thuận lợi cho công tác phòng chống các tác động có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé ngay từ những năm tháng đầu đời. Việc nâng cao hiểu biết và đảm bảo sức khỏe tốt của người mẹ sẽ giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong một thai kỳ an toàn.
Ăn bơ giúp kiểm soát tiểu đường trong thai kỳ?
Bơ là loại quả giàu dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích. Với bà bầu, họ vẫn thắc mắc không biết có nên ăn ... |
Sự thay đổi cơ thể mẹ và bé từng tuần trong thai kỳ
Mang thai là một trong những trải nghiệm thú vị nhất trong cuộc đời của người phụ nữ, tuy nhiên, nếu bạn không chuẩn bị ... |
Dấu hiệu em bé của bạn khỏe mạnh trong thai kỳ
Chuẩn bị kế hoạch có một em bé là quyết định quan trọng trong đời sống của một cặp vợ chồng. Điều này đồng nghĩa ... |
Lối sống 14:37 | 11/05/2019
Lối sống 15:22 | 01/05/2019
Lối sống 11:34 | 10/04/2019
Lối sống 13:00 | 06/01/2019
Lối sống 12:00 | 27/09/2018
Lối sống 23:00 | 12/09/2018
Lối sống 03:00 | 29/08/2018
Lối sống 03:25 | 10/08/2018