Tiểu đường trong khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của em bé. Do đó, việc kiểm tra và điều trị bệnh tiểu đường trước và trong khi mang thai là điều rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng.
Nếu bạn có kế hoạch mang thai, tốt nhất bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường để có thể đảm bảo rằng em bé của bạn phát triển khỏe mạnh và an toàn trong thai kỳ bằng một số cách dưới đây:
- Kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn ít nhất từ ba đến sáu tháng trước khi bạn mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời khi mắc bệnh, bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề như dị tật bẩm sinh, sinh non và sảy thai.
- Nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường từ trước, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên hơn để được chăm sóc tiền sản và đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Chỉ ăn những thức ăn lành mạnh và duy trì hoạt động. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giữ cho mức đường của bạn được kiểm soát cả trước và trong khi mang thai.
- Nếu cần bạn có thể gặp bác sĩ điều trị cho phụ nữ mang thai có nguy cơ tiểu đường cao hoặc bác sĩ nội tiết để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Cần báo cho bác sĩ đang điều trị cho bạn về bất cứ loại thuốc nào bạn đang dùng, ngay cả khi nó không liên quan đến bệnh tiểu đường.
- Kiểm tra máu và nước tiểu để xem có biến chứng nào liên quan đến bệnh tiểu đường hay không, đồng thời kiểm tra huyết áp, tuyến giáp và mức cholesterol.
- Tư vấn trước khi thụ thai là điều quan trọng rất được khuyến khích đặc biệt đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. Nó có thể giúp bạn chuẩn bị về thể chất và tinh thần cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Nhiều phụ nữ bị tiểu đường trong khi mang thai vẫn có thể sinh con khỏe mạnh, nếu họ giữ mức đường huyết trong phạm vi có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng.
Nếu lượng đường trong máu của người mẹ tăng cao, glucose có thể xâm nhập vào máu của em bé, dẫn đến em bé bị thừa cân. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị hạ đường huyết sau sinh.
Em bé cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp cao hơn nếu mức đường trong máu không được kiểm soát. Ngoài ra cũng không loại trừ nguy cơ sinh non và vàng da. Một số vấn đề sức khỏe khác như tim hoạt động kém, sẩy thai hoặc thai chết lưu cũng có khả năng xảy ra.
Tiểu đường có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ hay không?
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai có nguy cơ sinh con mang khuyết tật cao hơn so với những người không mắc bệnh tiểu đường trong hoặc trước khi mang thai.
Một số dị tật bẩm sinh như dị tật tim và khuyết tật não và cột sống được gọi là chung là dị tật ống thần kinh. Những khiếm khuyết này cũng có thể làm thay đổi hình dạng hoặc chức năng của một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của em bé.
Những loại thực phẩm cần tránh là gì?
Điều quan trọng là phải tuân theo chế độ ăn uống khoa học và tránh các loại thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu ở giai đoạn thai kỳ.
Bạn nên tránh các thức ăn có đường, đặc biệt là các loại thực phẩm tinh chế và chế biến sẵn càng nhiều càng tốt. Chúng bao gồm bánh ngọt, bánh kẹo, bánh pudding, bánh quy, soda và nước ép trái cây có thêm đường.
Tránh các loại thực phẩm có nhiều tinh bột và có hàm lượng carbohydrate cao vì chúng có thể có tác động lớn đến lượng đường trong máu.
Một số loại thực phẩm có tinh bột nên tránh là: khoai tây trắng, gạo trắng, bánh mì trắng và mì ống... Thực phẩm được chế biến sẵn, gia vị, thức ăn nhanh và rượu cũng nên tránh.
Các biện pháp cần thực hiện trong quá trình mang thai?
Các theo dõi đặc biệt và xét nghiệm thai nhi có thể được yêu cầu đối với bệnh nhân mắc tiểu đường khi mang thai, đặc biệt nếu bạn đang dùng insulin.
Một số biện pháp cụ thể:
- Thực hiện các xét nghiệm như đếm chuyển động của thai nhi, siêu âm, nghiên cứu dòng chảy Doppler được đặc biệt khuyến cáo trong khi mang thai.
- Chọc nước ối có thể được thực hiện trong vài tuần cuối của thai kỳ để kiểm tra dịch ối và kết luận về sự trưởng thành phổi của thai nhi, phổi của các bé có mẹ bị tiểu đường thường phát triển chậm hơn các trẻ khác.
- Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ nên đo lượng đường trong máu vào ban ngày và vào ban đêm nếu có lo ngại về hạ đường huyết.
Các phép đo glucose trước bữa ăn phải nằm trong khoảng 80 đến 110 mg / dL và các phép đo sau bữa ăn phải dưới 155mg/dL.
Nếu phụ nữ mang thai bị đái tháo đường có lượng đường trong máu cao hơn thì họ nên kiểm tra nước tiểu để loại trừ nhiễm độc ceton acid, vì đôi khi nó có thể dẫn đến sẩy thai.
Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ cho bà bầu
20% thai phụ Việt Nam gặp biến chứng tiểu đường trong thai kỳ nên phải theo dõi kiểm soát đường huyết và ăn uống hợp ... |
Trẻ có thể mắc bệnh tim, thiếu cân nếu người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ còn là mối nguy hại đối với sức khỏe và sự phát ... |
Lối sống 14:37 | 11/05/2019
Lối sống 15:22 | 01/05/2019
Lối sống 11:34 | 10/04/2019
Lối sống 13:00 | 06/01/2019
Lối sống 12:00 | 27/09/2018
Lối sống 23:00 | 12/09/2018
Lối sống 03:00 | 29/08/2018
Lối sống 03:25 | 10/08/2018