Trước đó, như Dân Trí đã đưa tin, Cục Hải quan TP.HCM đã báo cáo Tổng cục Hải quan về tình trạng ùn ứ nghiêm trọng phế liệu nhập khẩu tại các cảng biển thuộc quyền quản lý hải quan của đơn vị này. Trong đó có 3.000 container hàng tồn đọng trong thời hạn và quá thời hạn quy định, gây ô nhiễm môi trường, ứ đọng tại kho hải quan buộc phải tiêu huỷ.
Đặc biệt, từ năm 2017, sau khi Trung Quốc - nước nhập phế liệu lớn nhất thế giới áp dụng lệnh cấm nhập phế liệu vào nước này, số phế liệu nhập khẩu diện chính ngạch, tiểu ngạch và cả nhập lậu vào Việt Nam gia tăng.
Theo Dân Trí đưa tin, đến hết ngày 15/6, Việt Nam nhập hơn 2,28 triệu tấn sắt thép phế liệu, với kim ngạch hơn 816 triệu USD. Lượng sắt thép phế liệu nhập khẩu tăng hơn 800.000 tấn, tăng hơn 55% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch đã tăng hơn 50%.
Hai thị trường mà Việt Nam nhập khẩu sắt thép phế liệu nhiều nhất là Mỹ và Nhật, trong đó sắt thép phế liệu của Nhật nhập về hơn 546.000 tấn và Mỹ là gần 400.000 tấn.
Hiện, lượng sắt thép phế liệu nhập về Việt Nam phục vụ chủ yếu cho các nhà máy luyện gang thép, các loại sắt thép của các nước bao gồm sắt thép trong thiết bị, máy móc cũ, thép vụn và thép công trình cũ. Nguy hiểm nhất là các loại sắt thép từ máy móc cũ thuộc các công trình, nhà máy hóa chất được thải loại nhập khẩu về Việt Nam chưa qua xử lý.
Trước thông tin nóng như trên, Tổng cục Hải quan có chỉ đạo, đối với hàng hóa khai báo là phế liệu NK, khi thực hiện thủ tục hải quan, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan phải lấy mẫu gửi Cục Kiểm định Hải quan để thực hiện việc phân tích đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu NK. Trong quá trình lấy mẫu phải chụp ảnh thực tế hàng hóa NK để lưu hồ sơ phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.
Đối với hàng hóa khai báo là hàng đã qua sử dụng, không phân biệt mục đích sử dụng và có tên hàng, mã số hàng hóa không thuộc Phụ lục Danh mục phế liệu được phép NK từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất có nghi vấn là phế liệu (ví dụ như: bao vì, màng nhựa, dây đai, bao jumbo, đồ nhựa, lưới đánh cá…) đã qua sử dụng khi thực hiện thủ tục hải quan, chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan phải lấy mẫu gửi Cục Kiểm định Hải quan để xác định hàng hóa NK có phải là phế liệu hay không.
Hiện, Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác có nguy cơ trở thành điểm tập kết rác thải công nghiệp, trong đó sắt thép, thiết bị điện tử qua sử dụng, thiết bị, linh kiện ô tô qua sử dụng đổ bộ.
Những nguy cơ ngày càng rõ rệt khi gần đây rất nhiều nhà máy gang thép của Việt Nam nhập khẩu số lượng lớn sắt thép phế liệu để bổ sung nguyên liệu cho mình, trong khi đó lượng phôi thép - nguyên liệu đầu vào để luyện gang, thép chỉ nhập về chiếm tỷ lệ % rất thấp.
Hà Nội: Nhếch nhác cảnh rác thải 'bủa vây' hầm đi bộ
Dọc theo đường Nguyễn Xiển (Hà Nội), nhiều phế liệu xây dựng, rác thải sinh hoạt được đổ bừa bãi. Thậm chí vây kín cả ... |
Thắp hương 'rửa' ô tô mới, 20 phút sau xe biến thành đống phế liệu
Chỉ sau 20 phút mua xe, chiếc xe hơi đắt tiền trị giá hàng tỷ đồng đã biến thành đống phế liệu vì đốt hương ... |
Khởi tố người đàn ông giúp 2 phạm nhân trốn viện ẩn náu tại kho phế liệu
Vì quen biết và có mối làm ăn từ xưa nên người đàn ông đã giúp sức cho 2 can phạm bị truy nã bỏ ... |
Cựu binh mua phế liệu làm xe đạp tặng học sinh nghèo
Ông Trần Trung Thực bỏ thuốc lá, chi tiêu tiết kiệm, hàng ngày lặn lội tới các cửa hàng phế liệu mua khung xe đạp ... |